| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị có hơn 130 sản phẩm OCOP

Thứ Năm 11/07/2019 , 12:06 (GMT+7)

Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 130 sản phẩm, vật phẩm tiềm năng của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, phát biểu tại hội nghị.

Sáng 11/7, Sở NN-PTNT Quảng Trị tổ chức hội nghị triển khai chương trình OCOP, chọn làm trọng tâm xây dựng và phát triển NTM. Trong 130 sản phẩm thì có 35 sản phẩm thế mạnh thuộc 6 nhóm sản phẩm đã và đang được xây dựng thương hiệu như: Hồ tiêu, Cà gai leo, Cà Phê Khe Sanh… Đây là tiền đề để các xã khác trên địa bàn thực hiện thử nghiệm và thu nguồn lợi từ chính các sản vật đặc trưng của địa phương.

Mục tiêu đến năm 2020, Quảng Trị sẽ hoàn thành các chuỗi liên kết sản xuất, liên kết giá trị kèm theo các dịch vụ bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng… để  chương trình này càng phát huy giá trị và ý nghĩa hơn.

Tiêu Cùa Quảng Trị được xuất khẩu qua nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu,…

UBND tỉnh Quảng Trị chủ trương chỉ đạo các Sở, ban, nghành phối hợp chặt chẽ để xây dựng hệ thống quản lý, điều hành đồng bộ; hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để bà con mở rộng mô hình sản xuất, thực hiện tập huấn chuyển giao KHKT, đào tạo nguồn nhân lực.

Thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Quảng Trị kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi trong tái cơ cấu nghành nông nghiệp, tạo ra nguồn lợi đồng thời nâng cao thương hiệu giá trị các sản vật đặc thù của địa phương, không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm