| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị sơ tán gần 13.000 nhân khẩu về nơi tránh trú bão Noru

Thứ Ba 27/09/2022 , 19:04 (GMT+7)

Từ trưa 27/9, tại Quảng Trị, trời bắt đầu mưa to. Nhiều địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị tổng lực sơ tán dân đến nơi tránh trú bão Noru.

Quảng Trị nằm trong vùng cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 3. Theo kịch bản, địa phương này sẽ có 11.527 hộ dân (38.759 nhân khẩu) thuộc 4 huyện ven biển là Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ nằm trong diện phải di dời.

Trong đó, có 1.731 hộ (6.207 nhân khẩu) nằm ở các xã ven biển thuộc diện ưu tiên phương án di dời khẩn cấp.

Chính quyền các địa phương phối hợp với các đơn vị vũ trang đóng trên địa bàn vận động, di dời người dân đến nơi an toàn. Ảnh: Võ Dũng.

Chính quyền các địa phương phối hợp với các đơn vị vũ trang đóng trên địa bàn vận động, di dời người dân đến nơi an toàn. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Theo công điện của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, địa phương này sẽ hoàn thành việc di dời dân ở những khu vực có nguy cơ cao trước 15h ngày 27/9.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số địa phương, việc di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm gặp khó khăn vì vẫn còn tâm lý chủ quan. Một số chủ đầm tôm vì tiếc của vẫn ở lại khu vực đầm.

Theo ông Đặng Quang Hải, Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng, địa phương này hiện có 48 hộ (90 nhân khẩu) và 80 người là chủ các đầm tôm thuộc diện phải di dời.

“Nhiều người cố bám trụ lại đầm tôm. Một số hộ neo đơn, già cả không thể tự di dời. Một số chủ quan. Với những trường hợp ở lại, chúng tôi kiên quyết sẽ cưỡng chế theo chỉ đạo của UBND huyện Triệu Phong” – ông Hải cho hay.

Còn tại huyện đảo Cồn cỏ, ông Võ Viết Cường, chủ tịch UBND huyện cho biết, theo kế hoạch sẽ có 325 nhân khẩu được đưa vào 2 hầm trú ẩn để tránh trú bão Noru. Đến thời điểm này lực lượng chức năng đã di dời được trên 300 người, chỉ để lại lực lượng bảo vệ đảo.

“Người dân được tuyên truyền, vận động đều hiểu được mức độ nguy hiểm của bão Noru. Chúng tôi đã dự phòng lương thực, thực phẩm cho những ngày tới” – ông Cương cho biết thêm.

 Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Trị, căn cứ vào đặc điểm địa hình, diễn biến bão và dự báo hoàn lưu gây mưa lũ áp dụng phương án ứng phó khi bão, bão mạnh đổ bộ (Cấp độ 3 và cấp độ 4), địa bàn tỉnh Quảng Trị được chia thành 5 vùng trọng tâm sau: Vùng trực tiếp bão, nước biển dâng thuộc các huyện ven biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ. Vùng ngập sâu ở trên các lưu vực sông Thạch Hãn, Ô Lâu, Bến Hải, sông Hiếu, Sê Pôn. Vùng lũ quét ở Hướng Hoá, ĐaKrông, gò đồi ở Cam Lộ. Vùng sụt lún, sạt lở đất ở Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hoá; Vùng ngập cục bộ ở Hướng Hoá, ĐaKrông, Cam Lộ.

Một số hộ nuôi tôm tại xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) vẫn bám lại đầm tôm bất chấp bão đã đến gần. Ảnh: Võ Dũng.

Một số hộ nuôi tôm tại xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) vẫn bám lại đầm tôm bất chấp bão đã đến gần. Ảnh: Võ Dũng.

Trên cơ sở phương án, kế hoạch di dân dự kiến. Từ sáng 27/9/2022 các địa phương trên địa bàn tỉnh đã kịp thời tổ chức công tác sơ tán dân tránh trú bão, ngập lụt, lũ lống, lũ quét sạt lở đất; tiến hành sơ tán dân tránh trú từ nhà tạm không đảm bảo phòng chống thiên tai đến các nhà kiên cố như: trường học, trụ sở cơ quan, trụ sở UBND, trạm Y tế, Đồn Biên phòng, nhà cộng đồng; đồng thời tổ chức di dân tại chỗ từ các nhà dân thiếu kiên cố, thấp trũng sang các nhà dân kiên cố, cao ráo.

Theo đúng kế hoạch, đến cuối giờ chiều ngày 27/9, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị đã sơ tán được 4.124 hộ dân (12.926 nhân khẩu).

Lực lượng chức năng xã Triệu Lăng bế cụ bà Trần Thị Thiềm, thôn 6, xã Triệu Lăng về nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Võ Dũng.

Lực lượng chức năng xã Triệu Lăng bế cụ bà Trần Thị Thiềm, thôn 6, xã Triệu Lăng về nơi tránh trú bão an toàn. Ảnh: Võ Dũng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm việc với Quảng Trị

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nói chuyện với 1 cụ già vùng biển Quảng Trị. Ảnh: HT.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nói chuyện với 1 cụ già vùng biển Quảng Trị. Ảnh: HT.

Khoảng 17h chiều 27/9, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm khu vực bị lốc xoáy tại thị trấn Cửa Việt (Gio Linh); kiểm tra tình hình phòng chống bão Noru ở Quảng Trị.

Tại thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh), Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã kiểm tra hiện trường cơn lốc xoáy khiến 300 nhà dân, hàng quán bị tốc mái, ít nhất 3 người bị thương.

Tại đây, Phó thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Trị chú trọng việc di dân, đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân, đồng thời chú ý bảo vệ tài sản khi nhân dân đi trú tránh bão.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành cũng thăm hỏi, động viên một số ngư dân ở khu neo đậu tàu thuyền nam Cửa Việt (xã Triệu An, huyện Triệu Phong). Âu thuyền này hiện là nơi neo đậu của 400 tàu cá, trong đó có nhiều tàu cá ngoại tỉnh.

Phó thủ tướng yêu cầu nhà chức trách địa phương dứt khoát di dời thuyền viên lên bờ, cưỡng chế nếu không chấp hành, dứt khoát bảo vệ tính mạng nhân dân, khi bão vào thì dù ở lại trên tàu cũng không chống đỡ được.

Tiếp đó, tại trường Tiểu học Triệu An, Phó thủ tướng thăm hỏi, động viên người dân xã Triệu An đến trú tránh bão Noru. Phó thủ tướng bày tỏ vui mừng vì địa phương sơ tán người dân đến nơi kiên cố, an toàn, đồng thời nhắc nhở người dân không được chủ quan sau cơn bão.

Chiều tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị về công tác ứng phó với bão Noru.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.