| Hotline: 0983.970.780

Quanh chuyện "tượng lạ" ở Hà Nội

Thứ Năm 13/02/2014 , 10:47 (GMT+7)

Trong những ngày qua, dư luận xôn xao việc chùa Bà Đá (còn gọi là Linh Quang tự), tọa lạc tại số 3, phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đột ngột xuất hiện một pho "tượng lạ".

Trong những ngày qua, dư luận xôn xao việc chùa Bà Đá (còn gọi là Linh Quang tự), tọa lạc tại số 3, phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đột ngột xuất hiện một pho "tượng lạ" xuất xứ từ nước ngoài, làm ảnh hưởng tới không gian cảnh quan của di tích, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa.

Tuy nhiên, đoàn kiểm tra bao gồm các cơ quan như Phòng Nội vụ, Sở VHTTDL Hà Nội đã khẳng định, tượng có nguồn gốc miền Nam, và sẽ được chuyển khỏi chùa ngày 13/2 tức 14 tháng Giêng.

Ông Lê Hồng Tư, Phó Trưởng phòng Nội vụ quận Hoàn Kiếm, phụ trách vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn quận cho biết: Chùa Bà Đá là một trong những địa chỉ sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của người dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung; đồng thời là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Hà Nội. Tại đây có Ban Quản trị Tổ đình Bà Đá, gồm 9 thành viên, do Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội làm Trưởng ban. Mỗi thành viên của Ban Quản trị Tổ đình Bà Đá chịu trách nhiệm Phật sự một tháng. Người chịu trách nhiệm Phật sự trong tháng Giêng năm Giáp Ngọ là Đại đức Thích Chiếu Tuệ.


Bức tượng bị cho là "tượng lạ" có xuất xứ từ miền Nam

Trong tháng Giêng có rất nhiều khóa lễ cầu bình an cho các tín đồ, phật tử tại chùa Bà Đá. Để phục vụ các khóa lễ này, Đại đức Thích Chiếu Tuệ đã lập đàn Dược sư và chuyển pho tượng phật Dược sư từ trong miền Nam ra, đặt trước tiền đường chùa Bà Đá.

Từ ngày 7/2 (mùng 8 tháng Giêng) đến nay, các, ban ngành chức năng quận Hoàn Kiếm nhận được một số ý kiến phản ánh, pho tượng phật Dược sư trong chùa Bà Đá kê quá cao, che khuất hệ thống tượng pháp phía trong Tam bảo của chùa. Một số ý kiến khác cho rằng, đó là pho "tượng lạ".

Cũng theo ông Tư, để làm rõ những thông tin này, đại diện lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Nội vụ, Phòng Văn hóa - Thông tin quận và đại diện BQL Di tích và Danh thắng Hà Nội đã làm việc với nhà chùa Bà Đá.

Trong quá trình làm việc, các cơ quan chức năng khẳng định bức tượng mới đưa vào chùa Bà Đá mà dư luận cho là “tượng lạ” là tượng phật Dược sư, đưa từ miền Nam ra, xuất xứ ở Việt Nam chứ không phải xuất xứ từ Đài Loan hay làm theo mẫu tượng Đài Loan như một số thông tin phản ánh.

Tượng phật Dược sư phù hợp với hoạt động Phật sự - là một trong những biểu tượng của sự bình an. Việc đưa tượng phật Dược sư vào chùa Bà Đá phục vụ các khóa lễ cầu an là hiện tượng bình thường chứ không có gì bất thường vì rất nhiều chùa trên địa bàn Hà Nội cũng lập đàn Dược sư đầu năm mới cầu sức khỏe, bình an.

Nhưng sự việc này không bình thường ở chỗ nhà chùa đưa tượng vào khi chưa báo cáo, xin phép các cơ quan quản lý Nhà nước về di tích, tín ngưỡng trên địa bàn và đặt tượng quá cao, che khuất hệ thống tượng pháp phía trong, ảnh hưởng tới không gian, cảnh quan của di tích. Sau khi tuyên truyền, giải thích kết hợp với vận động, thuyết phục, nhà chùa đã hạ thấp tượng phật Dược sư xuống cho phù hợp với không gian, cảnh quan và cam kết sẽ di chuyển bức tượng khỏi chùa Bà Đá vào ngày 14 tháng Giêng (13/2) sau khi hoàn thành các khóa lễ cầu an cho tín đồ, phật tử của nhà chùa.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, bà Phạm Thị Tuyết Lan, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Hoàn Kiếm, cho hay: "Chúng tôi sẽ giám sát việc di chuyển tượng ra khỏi chùa như nhà chùa đã cam kết. Sau ngày 14 tháng Giêng, nếu tượng vẫn chưa được đưa đi thì quận Hoàn Kiếm sẽ có biện pháp xử lý theo quy định".

Trao đổi về vấn đề này, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội, khẳng định: “Theo quy định, tượng được đưa vào chùa thờ thường xuyên hay chỉ phục vụ các khóa lễ cũng phải thực hiện đúng Luật Di sản văn hóa. Sở VHTTDL đã có văn bản đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm kiểm tra, làm rõ sự việc này, báo cáo các cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất".

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Các huyền thoại bóng đá Brazil gây sốt tại Đà Nẵng

Trận giao hữu giữa 2 đội ngôi sao bóng đá Brazil và Việt Nam trên sân vận động Hòa Xuân - Đà Nẵng mang đến cho khán giả những khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm