| Hotline: 0983.970.780

Quất thế cưỡi trâu đón đầu Tết Tân Sửu

Thứ Tư 27/01/2021 , 06:33 (GMT+7)

Đón Tết Tân Sửu, các nhà vườn trồng quất sáng tạo ra nhiều dáng cây độc đáo, trong đó phải kể đến những cây, cành quất được trồng trên các chậu hình trâu.

Những ngày này, ở làng nghề quất Tứ Liên (Hà Nội) tấp nập cảnh mua bán, vận chuyển quất trước thềm Tết Tân Sửu. Mặc dù chưa tới rằm tháng Chạp nhưng đa số quất ở Tứ Liên đã được bán, đặt trước vào khoảng 50%.

Theo các nghệ nhân của làng quất Tứ Liên, năm nay, thị hiếu người tiêu dùng chuyển sang các loại quất thế, uốn dáng bonsai hoặc ghép từ đơn giản đến phức tạp. Đổi lại, loại quất thẳng, trồng trong chậu tròn truyền thống không còn được quan tâm nhiều.

Để có được những cây quất thế khoe sắc đúng Tết Tân Sửu, các nghệ nhân phải chuẩn bị trước từ hơn 1 năm. Bắt đầu từ những cây phôi, quất được uốn, bẻ, tạo dáng theo từng loại dáng khác nhau. Quá trình này đòi hỏi những nghệ nhân có tay nghề cao mới thực hiện được và rất tốn thời gian.

Để phục vụ nhu cầu chơi quất Tết Tân Sửu, nhiều nhà vườn sử dụng đế, chậu tạo hình trâu rất độc đáo và hút khách. Những chậu quất này tùy kích thước, có giá giao động từ 2-7 triệu đồng, không rẻ nhưng vẫn được nhiều người quan tâm.

Bên cạnh các loại chậu lớn, các nhà vườn cũng trồng quất vào những chú trâu có kích thước bé hơn, phù hợp với bày trên bàn làm việc hoặc các gia đình có không gian hạn chế.

Dàn trâu cõng quất của một nhà vườn ở Tứ Liên, Hà Nội.

Theo người bán quất ở Tứ Liên, do thời tiết năm nay ít mưa nên cây quất không đạt như mong muốn. Ngoài ra, dịch bệnh và các yếu tố khác cũng khiến lượng người đi mua có giảm so với năm ngoái.

Ngoài trâu, các nhà vườn ở Tứ Liên cũng tạo nhiều dáng quất độc lạ khác, có những chậu quất như tiểu cảnh, giá vài triệu đồng.

Trong ảnh là gốc quất hơn 40 năm tuổi của một nhà vườn ở Tứ Liên. Chủ vườn chia sẻ, gốc quất này chỉ cho thuê chứ không bán.

Gỗ lũa cũng được các nhà vườn sử dụng để kết hợp với quất tạo nên những chậu cảnh lạ mắt.

Phân nửa số quất ở các nhà vườn lớn của Tứ Liên đã được đặt trước. Mặc dù vẫn còn ở vườn nhưng quất được treo những thẻ giấy ghi tên, địa chỉ người mua kèm theo tiền đã cọc, chỉ chờ đến cận Tết là chuyển đến.

Những người bán hàng ở Tứ Liên cho biết, thời điểm đông khách đến xem và mua bắt đầu từ sau rằm Tháng Chạp, trước đó chủ yếu là người chơi lâu năm, quen với nhà vườn nên đặt trước.

Giông lốc, mưa đá và nắng nóng sẽ gia tăng ở Bắc bộ trong tháng 5

Giông lốc, mưa đá và nắng nóng sẽ gia tăng ở Bắc bộ trong tháng 5

Xã hội 10:44

Các hiện tượng giông lốc, sét, mưa đá có thể xuất hiện nhiều ở Bắc bộ trong tháng 5, đây cũng là thời điểm nắng nóng gia tăng ở khu vực này.

Huy động hơn 500 người chữa cháy rừng ở Tri Tôn

Huy động hơn 500 người chữa cháy rừng ở Tri Tôn

Thời sự 10:31

An Giang Tại khu vực Kẹt Càng Đước thuộc địa bàn hai xã Núi Tô và Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) xảy ra vụ cháy rừng trên núi làm thiệt hại nhiều ha rừng.

Hàng trăm ha lúa mất trắng sau trận mưa đá

Hàng trăm ha lúa mất trắng sau trận mưa đá

Thời sự 09:25

Mưa đá kéo hài khoảng 20 phút tại xã Ea K'ly, huyện Krông Pắc đã làm hàng trăm ha lúa bị rụng. Nhiều diện tích bị mất trắng.

Đề nghị đưa cặp cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu thành mô hình mẫu

Đề nghị đưa cặp cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu thành mô hình mẫu

Thời sự 09:10

Để mở rộng quy mô thương mại song phương, hợp tác kinh tế, tỉnh Vân Nam nhất trí phát triển hạ tầng và nâng cấp một loạt cặp cửa khẩu.

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Xã hội 08:55

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Xã hội 08:30

Ban tổ chức chương trình ‘Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển’ đã trao tặng 200 phần quà cho ngư dân và học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm