| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch phát triển rừng phải tạo được sinh kế bền vững cho người dân

Thứ Ba 31/05/2022 , 21:00 (GMT+7)

Chiều 31/5, Bộ NN-PTNT làm việc với đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới công tác phát triển lâm nghiệp của địa phương.

Buổi làm việc có sự tham gia của ông Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư thường trực, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng; ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng...

Ông Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Quân.

Ông Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Quân.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tỉnh Lâm Đồng đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc xoay quanh việc quy hoạch, cơ chế, chính sách trong bảo vệ, phát triển kinh tế rừng và phát triển chăn nuôi tằm bền vững.

Các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT đã lần lượt giải đáp những băn khoăn của các đại biểu. Một số vấn đề cần khảo sát thực tế để có cơ sở đưa ra định hướng, giải pháp, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với tỉnh Lâm Đồng triển khai trong thời gian sớm nhất.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương chia sẻ: Mọi chủ trương, chính sách khi ban hành quan trọng nhất là phải sát với thực tiễn, phải giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra. Bên cạnh đó, mục tiêu cao nhất của các chủ trương, chính sách là tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Do đó, Bộ NN-PTNT cũng như tỉnh Lâm Đồng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, nội dung nào không còn phù hợp, chưa sát thực tiễn phải nhanh chóng điều chỉnh, sửa đổi.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, muốn bảo vệ được rừng, phải tạo được sinh kế bền vững cho người dân. Ảnh: Trung Quân.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, muốn bảo vệ được rừng, phải tạo được sinh kế bền vững cho người dân. Ảnh: Trung Quân.

Về công tác bảo vệ và phát triển rừng, ông Phan Đình Trạc lưu ý: Yêu cầu cao nhất là trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, sự tiến bộ, đổi mới phải là làm thế nào để người dân vùng rừng ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, tiến tới làm giàu từ rừng.

Về phía Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: Những khó khăn, vướng mắc trong việc quy hoạch, phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan chuyên môn của Bộ sẽ đồng hành với tỉnh tháo gỡ trong thời gian sớm nhất.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đã triển khai mạnh mẽ nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích người dân phát triển kinh tế dưới tán rừng như trồng cây dược liệu, chăn nuôi, kết hợp trồng rừng gắn với du lịch... với quan điểm phát triển rừng đa lợi ích, đa mục tiêu.

Về công tác bảo vệ rừng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý tỉnh Lâm Đồng: Khi những chủ trương, chính sách giúp tạo ra sinh kế bền vững cho người dân thì chính họ sẽ không bao giờ để mất rừng, trở thành người bảo vệ rừng tốt nhất.

Trong thời gian tới, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT sẽ xuống nắm bắt tình hình thực tế những khó khăn, vướng mắc mà tỉnh Lâm Đồng đang gặp phải. Từ đó, sẽ cùng với địa phương đưa ra giải pháp tháo gỡ. Ảnh: Trung Quân.

Trong thời gian tới, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT sẽ xuống nắm bắt tình hình thực tế những khó khăn, vướng mắc mà tỉnh Lâm Đồng đang gặp phải. Từ đó, sẽ cùng với địa phương đưa ra giải pháp tháo gỡ. Ảnh: Trung Quân.

“Mọi sự chuyển đổi sẽ đi kèm với sự đánh đổi, do đó tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các địa phương khác nói chung phải cân nhắc kỹ lưỡng, linh hoạt, sáng tạo, hướng tới những giá trị bền vững, trong đó lấy người dân làm trung tâm. Tư duy kinh tế hiện nay không chỉ là các chỉ số tăng trưởng mà phải tạo ra bao nhiêu việc làm, ổn định được đời sống cho người dân ”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan liên quan của Bộ NN-PTNT trong thời gian tới khẩn trương tổ chức đoàn công tác xuống tỉnh Lâm Đồng, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trên thực tế, cùng với địa phương bàn những giải pháp tháo gỡ.

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất