| Hotline: 0983.970.780

Quy trình canh tác nâng cao chất lượng mít Thái

Thứ Sáu 10/12/2021 , 01:25 (GMT+7)

Đặc điểm nổi bật của cây mít Thái là dễ trồng, năng suất cao, đậu trái quanh năm; từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch lứa đầu chỉ mất khoảng 12 - 15 tháng.

Tuy nhiên, để trồng thành công cây mít Thái mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

Chọn giống

Không nên nhân giống mít Thái bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 – 1,5cm, cành ghép cao 20 – 30cm (kể từ vết ghép), cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. Nên chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh; lá đang giai đoạn già; vết ghép tiếp hợp tốt. Lưu ý: Nên mua giống ở các nơi có uy tín như viện, trường, đại lý uy tín.

Thời vụ và cách trồng

Thời vụ trồng: Để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất, nên trồng vào đầu mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch).

Kỹ thuật trồng và khoảng cách trồng: Cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70cm. Sau đó trồng cây lên mô đất. Do mít Thái có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5m hoặc 4 m x 4m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

Lưu ý: Mít Thái rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

Đặc biệt, ở giai đoạn mít thụ phấn 20 - 25 ngày, cần bao trái để phòng bệnh xơ đen. Khi bao, nhà vườn nên bao 2 lớp, tức thêm một bao nhựa bên ngoài bao lưới để đảm bảo cuốn mít không ướt do nước mưa hoặc nước tưới, từ đó tránh được vi khuẩn gây bệnh. Bao nhựa này nên để hở phần dưới.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dụng cho cây ăn trái của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Ảnh: MTP.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dụng cho cây ăn trái của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Ảnh: MTP.

Bón phân nâng cao chất lượng cho cây mít

- Bón Phân Đầu Trâu Organic đa dụng 5 - 7 kg/cây bón sau thu hoạch và đầu mùa mưa. Có thể bón thêm phân chuồng hoai (20 - 30 kg/cây) giúp mít Thái càng sai và chất lượng trái càng ngon.

Sau thu hoạch: Bón Đầu Trâu AT1, lượng bón từ 0,5 – 1 kg/gốc.

- Giai đoạn cây ra hoa: Bón thúc Đầu Trâu AT2, lượng bón 0,5 - 1 kg/gốc

- Ở giai đoạn nuôi trái: 

+ Khi trái nhỏ: Bón Đầu Trâu AT3, lượng bón từ 0,3 - 0,5 kg/gốc.

+ Khi trái lớn: Bón thêm Đầu Trâu Nuôi Trái, lượng bón từ 0,5 - 1,5 kg/gốc/lần.

+ Cách bón: Xới rãnh xung quanh theo đường kính tán cây, rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm.

Tỉa cành, tỉa trái

Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2 - 3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong. Cách tỉa cành mít như sau:

+ Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất (từ 40 cm trở xuống).

+ Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3... cho cây vừa đẹp vừa thoáng.

+ Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40 cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50 cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1.

Tỉa trái: Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

+ Khi cây 1 năm tuổi: Nên tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.

+ Năm thứ hai: Để 2 trái/lứa, thu hoạch được 4 trái/năm.

+ Năm thứ ba: Để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa, sẽ được 6 trái và như thế tăng số trái/cây theo từng năm tuổi.

Thu hoạch

Thu trái chín khi đã thơm, từ 90 – 120 ngày sau khi trỗ hoa. Tập trung thu các trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong. Mít Thái tự chín ở nhiệt độ bình thường, trái mít có thể để ở điều kiện bình thường khoảng 7 – 10 ngày và có thể bảo quản lâu hơn (khoảng 15 - 20 ngày) ở nhiệt độ lạnh 11 - 13 độ C.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm