| Hotline: 0983.970.780

65 năm Hội nghị Genève (20/7/1954 - 20/7/2019):

Quyền và lợi ích của dân tộc trên hết

Thứ Sáu 19/07/2019 , 13:05 (GMT+7)

Sinh thời, khi trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Việt Phương (1928 - 2017) – nguyên Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thư ký phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève (1954) đã bày tỏ: “Chỉ có duy nhất một ý thức hệ. Ý thức hệ cao nhất ấy là quyền và lợi ích của dân tộc mình..."

le-dnh-viet-phuong-nguyen-lnh144629348
Phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Genève 1954. Hàng đứng: Ông Lê Danh (ngoài cùng bên trái), ông Trần Việt Phương (thứ 4 từ phải qua), ông Nguyễn Lanh (thứ 10 từ phải qua).

Ông Phương bổ sung: "...Hãy nắm lấy cái đó, giữ gìn lấy cái đó, phát huy lấy cái đó, giành giật được phần tốt nhất cho dân tộc mình quyền và lợi ích của dân tộc, chứ không có ý thức hệ nào khác”.
 

Vì điều kiện lịch sử, mình phải chịu thiệt

Ông Nguyễn Lanh (SN 1932) nguyên Trưởng phòng – Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Năm đi Hội nghị Genève mới 22 tuổi, ông kể một số kỷ niệm của cá nhân mình.

Năm thành viên lãnh đạo đoàn ở biệt thự Le Cèdre ở Versoix, bên hồ Léman. Biệt thự này còn có tên gọi khác là Chateau de Versoix, có nhiều cây cối. Còn các nhân viên, tùy tùng phục vụ phái đoàn ở Hôtel d’Angleterre (Lâu đài các dân tộc). Để săn đón tin tức, các nhà báo luôn sẵn sàng thường thực ở bên ngoài tòa nhà phái đoàn ta ở. Hồi đó chưa có ống kính tê-lê nên nhiều phóng viên trèo cả lên tường để chụp.

Tôi còn nhớ, mỗi khi họp báo, nhiều anh em trong đoàn lại được huy động ra làm phục vụ viên. Công việc của tôi tại Hội nghị Genève là nhân viên đánh máy của bộ phận văn thư do anh Đoàn Đỗ phụ trách. Cuộc họp nào tôi cũng phải xách máy đến Lâu đài các dân tộc, ngồi trực ở đấy, nhiều khi phải thức cả đêm. Có lần các anh em ra về, bỏ quên tôi ở đấy.

Có một số người sau này viết với ý kiến cá nhân cho rằng phái đoàn ta thụ động trong việc chuẩn bị nội dung đàm phán, điều đó không đúng. Chúng ta đã có sự chủ động để chuẩn bị cho Hội nghị. Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng cùng 4 thành viên khác là Hoàng Văn Hoan, Tạ Quang Bửu, Phan Anh và Trần Công Tường đã bàn bạc với nhau tìm mọi cách để đối phó với mọi khả năng, mọi diễn biến có thể xảy ra.

Đêm 20 sáng ngày 21/7/1954, Hiệp định được ký kết, cảm giác đầu tiên của tôi là thở phào và vui sướng. Tôi chưa nghĩ đến chuyện sâu xa về vĩ tuyến bao nhiêu, mà chỉ nghĩ rằng Hiệp định đã mang lại hòa bình cho đất nước. Lúc đó phải nói rằng xu thế hòa bình thế giới rất được hoan nghênh. Về sau còn có cả khẩu hiệu Hòa bình cho hai chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Người ta ngán đánh nhau lắm rồi. Họ bảo Việt Nam đánh thế thôi, không có sức mà đánh nữa đâu. Vì điều kiện lịch sử, mình là nước nhỏ, mình phải chịu thiệt.

Phái đoàn về đến Lạng Sơn thì tỉnh ủy có triệu tập cuộc mít tinh rất lớn. Riêng bản thân tôi chỉ nghĩ rất nông cạn, lúc đi thì chui lủi, lúc về thì hiên ngang, tâm trạng con người mình phơi phới.

Tôi muốn nói thêm rằng, lúc đó, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc thân thiết, ta tin tưởng bạn vô cùng. Trong quá trình đàm phán, thỉnh thoảng ngày chủ nhật, chúng tôi lại sang Đại sứ quán Trung Quốc. Mà sang Đại sứ quán Trung Quốc là coi như người nhà. Có khi còn ở lại ăn cơm cùng nhau. Quan hệ giữa hai nước thời gian đó gắn kết như thế, không ai tưởng tượng được như sau này. Điều đó làm cho tôi nhớ đến một câu nói: “Không có tình bạn vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn”.
 

Bữa tiệc đãi khách có một không hai

Ông Lê Danh (SN 1926) – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, lễ tân của Phái đoàn kể lại: Nhận được tin chiến thắng Điện Biên Phủ, Phái đoàn điện về nước yêu cầu Trung ương cử cho một người nắm được tình hình diễn biến chiến sự lúc đó để sang nói cho đoàn nghe. Thứ hai là yêu cầu cho một chuyên viên sang bàn về vấn đề trao đổi tù binh. Anh Nguyễn Chí Thanh – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã cử anh Đặng Tính lúc đó là Cục phó Cục Tác chiến và tôi, lúc đó là Trung đoàn phó thuộc Cục Địch vận sang.

Sang đến Hội nghị Genève, anh Đặng Tính được cử bổ sung vào tổ quân sự do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu phụ trách. Còn tôi, vì không có tù binh nên anh Việt Phương phân công tôi sang làm lễ tân.

Có một kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là cuộc chiêu đãi của Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng dành đón ông Menon – đại diện Thủ tướng Nerhu (Ấn Độ). Một thói quen cá nhân của ông Menon là không ăn thức ăn 2 chân hoặc 4 chân. Tôi làm lễ tân nên thấy lo lắng quá, trong bụng tự hỏi: Không ăn thức ăn 2 chân hoặc 4 chân, tức là không ăn thịt gà, thịt bò, vậy thì biết đãi ông ta món gì đây?

Cuối cùng đoàn ta tiếp một mâm thức ăn rất thịnh soạn, khiến ông Menon quá hài lòng. Trên bàn là 6-7 đĩa thức ăn toàn cá với tôm với cua đặc sản. Ngạc nhiên, tôi hỏi anh đầu bếp. Anh đầu bếp nói với tôi, đó là bữa tiệc đưa từ Bắc Kinh sang cho Trưởng đoàn Chu Ân Lai (Trung Quốc), nhưng Chu Ân Lai nhường cho Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng tiếp khách.
 

Quyền và lợi ích của dân tộc trên hết

Ông Trần Việt Phương, nguyên Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thư ký phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève, sinh thời chia sẻ: Nhìn lại Hội nghị Genève về lập lại hòa bình tại Đông Dương có hai vấn đề cần chú ý.

phm-vn-dong-mendes-frnce144629414
Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng tiếp xúc với Trưởng đoàn Mendes France (Pháp).

Thứ nhất là cần phải xác định rõ bản chất của vấn đề đàm phán. Nếu không cần thiết thì không nên tham dự vào một hội nghị quốc tế, để các bên đều chăm chăm chú chú vì quyền lợi của họ mà ép được ta. Khi cần phải đàm phán song phương thì ta đàm phán song phương, khi cần phải đưa vấn đề ra hội nghị quốc tế thì phải đưa ra quốc tế.

Trước đây, Hội nghị Genève là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Pháp, chúng ta đã đem ra hội nghị quốc tế. Hiện nay, vấn đề Biển Đông không phải chỉ của riêng Việt Nam và Trung Quốc, mà là vấn đề quốc tế, liên quan đến nhiều nước có cùng quyền lợi trong khu vực. Vì vậy, cần phải đưa vấn đề Biển Đông ra một hội nghị quốc tế, chứ không phải đàm phán song phương.

Thứ hai, chỉ có duy nhất một ý thức hệ mà thôi. Ý thức hệ cao nhất ấy là quyền và lợi ích của dân tộc mình. Hãy nắm lấy quyền và lợi ích của dân tộc mình, giữ gìn lấy quyền và lợi ích của dân tộc mình, phát huy lấy quyền và lợi ích của dân tộc mình, giành giật được phần tốt nhất cho quyền và lợi ích của dân tộc mình, chứ không có ý thức hệ nào khác”.

“Có lẽ không cần phải lược bớt câu kết luận của báo chí Nam Tư nói rằng Hội nghị Genève đã chứng tỏ Trung Quốc không phải là một nước Cộng sản như những nước khác, Trung Quốc nghĩ bằng cái đầu và nói bằng cái lưỡi của chính họ.

Đại tá Ghi-éc-ma đã tóm tắt như sau về chính sách của Trung Quốc: “...Người ta cám dỗ nước Pháp bằng cách giúp vào việc lập lại hòa bình ở Việt Nam, cám dỗ Anh bằng các đề nghị tăng gấp bội hợp tác kinh tế, cám dỗ Đông Nam Á bằng những dẫn chứng có thể được về sự vô tư...” (Francois Joyaux: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh  Đông Dương lần thứ nhất – Genève 1954; Nxb Thông tin Lý luận, H, 1981, tr. 338).

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm