| Hotline: 0983.970.780

Rác thải cồng kềnh tràn lan trên phố

Thứ Tư 26/12/2018 , 10:11 (GMT+7)

Tình trạng các loại rác thải cồng kềnh như bàn ghế giường, tủ, thạch cao, gỗ, nhựa… tập kết vô tội vạ trên vỉa hè, gốc cây, cột điện tạo diễn ra thường xuyên trên địa bàn TP.Hà Nội.

Điều này tạo nên những chướng ngại vật, ảnh hưởng đến giao thông, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị và khó khăn cho công tác vệ sinh môi trường.

 

Theo ghi nhận của phóng viên, vỉa hè đường gom Đại lộ Thăng Long rẽ tay trái từ tuyến phố Lê Quang Đạo, thuộc địa phận hành chính của phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm liên tục xảy ra tình trạng tập kết bừa bãi các bãi rác thải tự phát. Điều đáng nói là những bãi rác tập kết sai quy định nói trên ngày càng một phình to ra gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng cho khu vực.

Bên cạnh đó, cũng tại những khu vực này, rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng được chất cao thành từng đống lớn, đống nhỏ bốc mùi hôi thối, xú uế nồng nặc rất khó chịu. Tất cả kết hợp lại đã tạo điều kiện không thể thuận lợi hơn, để các loại động vật như ruồi, nhặng sinh sôi, nảy nở và phát triển trên nền ô nhiễm của bãi rác.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm cho biết, nếu như trên trên hai cung đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Quang Đạo từ khu vực lòng đường, dải phân cách, vườn hoa, thảm cỏ cho tới phần vỉa hè đều được giữ gìn, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường phong quang, sạch sẽ, thì theo hướng rẽ tay trái từ phố Lê Quang Đạo ra đường Đại lộ Thăng Long là quang cảnh môi trường hoàn toàn trái ngược.

Cụ thể hơn đó là sự nhếch nhác và mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng trên tuyến Đại lộ mà nhà nước, thành phố Hà Nội đã bỏ ra không ít tiền của để nâng cấp, cải tạo, xây dựng. Ngoài ra, tại khu vực ngã ba giao giữa đường Lê Quang Đạo và Đại lộ Thăng Long không hiểu vì lý do gì dọc vỉa hè đường gom vốn được rào tôn kín mít lại có đoạn bị phá tung ra với chiều rộng khoảng gần 5 mét, nghiêm trọng hơn từ khi hàng rào tôn bị phá, nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng để các đối tượng từ khắp nơi đổ và vứt bừa bãi bất cứ thứ rác thải gì ra đây.

Trong bãi rác này có đủ các loại rác thải như: rác sinh hoạt, túi nilon, chai nhựa, rác thải cồng kềnh bàn, ghế, giường tủ, phế thải gạch, vôi vữa, vật liệu đã qua sử dụng bồn cầu, thậm chí các loại bao tải được đóng chặt bên trong với các phụ phẩm từ chăn nuôi cũng vô tư được mang ra tập kết tại đây, mùi xú uế, hôi thôi bay lên từ các bao tải nói trên nông nặc, khiến những ai đi bộ trên vỉa hè hay di chuyển dưới lòng đường đều cảm thấy khó chịu và đều phải cố gắng rảo bước thật nhanh để đỡ bị ảnh hưởng.

Hiện nay, hầu hết các loại rác thải cồng kềnh như: giường, tủ, bàn ghế, hay các tấm thạch cao, gỗ, nhựa…vẫn được những người dân thiếu ý thức bỏ lẫn lộn với rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết, các thùng rác công cộng mà công ty môi trường đặt cố định trên các tuyến đường, hè phố, khu dân cư của thủ đô. 

Không những thế, nhiều người do tâm lý ngại việc vận chuyển đến các điểm chân rác, mà để các đồ vật đã qua sử dụng là bàn, ghế, sofa đệm mút…ngay trên vỉa hè, trước cửa nhà dân mà không cần biết các loại rác thải này có được công ty vệ sinh môi trường vận chuyển, xử lý hay không.

 

Đại diện Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội cho biết: Theo các nội dung có trong hình thức đấu thầu thu gom rác thực hiện trên địa bàn Hà Nội, số rác thải cồng kềnh là bàn, ghế, giường tủ, đệm mút không nằm trong danh mục thu gom, vận chuyển rác thải thông thường (rác thải sinh hoạt) của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội.

Phần lớn rác cồng kềnh này vừa khó chất xếp lên xe vận chuyển thủ công, xe tải nhỏ; vừa khó cuốn ép, cũng như mang đi chôn lấp. Bên cạnh đó, rác cồng kềnh còn có nhiều chất liệu đa dạng, từ gỗ, nhựa, thạch cao, sắt, thép… nên gần như không thể đem đi chôn lấp tất cả mà cần phải được phân loại để xử lý cho phù hợp.

Tại các nước phát triển trên thế giới đã có các quy định hết sức chặt chẽ về việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cồng kềnh; tiêu biểu như tại đất nước Hàn Quốc, việc xử lý các vật dụng lớn như giường, tủ, đệm, sofa, bảng, biển, bình nóng lạnh, tủ lạnh… sẽ phải trả phí từ 2.000 - 15.000 won (tương đương 40.000 - 300.000 đồng) cho mỗi món đồ tùy vào kích thước lớn nhỏ và độ phức tạp khi xử lý.

Tuy nhiên, giới hạn trên địa bàn các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội hiện nay, các Sở ngành, cùng các cơ chức năng của Thủ đô vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải công kềnh riêng rẽ với thu gom rác thải sinh hoạt.  

Vì vậy, để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng đổ tùy tiện chất thải rắn cồng kềnh bàn, ghế, giường tủ ra vỉa hè, lòng đường, sông, hồ, ao… như hiện nay, chính quyền thành phố cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, trước hết cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân bỏ chất thải rắn cồng kềnh đúng nơi, đúng thời gian quy định, tổ chức hướng dẫn để nhân dân hiểu đặc điểm và tác hại của rác thải cồng kềnh; nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác. 

Đối với chất thải rắn cồng kềnh, nhân dân cần chủ động lưu giữ gọn gàng, sau đó liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển, xử lý; tuyệt đối không để bừa bãi ra nơi công cộng hay lẫn lộn vào rác thải sinh hoạt thông thường. Ngoài ra, các cơ quan chức năng thành phố cũng cần tăng cường hơn nữa việc tuần tra, kiểm soát kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp đổ bừa bãi rác thải cồng kềnh theo Nghị định 155/2016/NĐ – CP của Chính phủ.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm