| Hotline: 0983.970.780

Rộn ràng không khí khai giảng năm học mới

Chủ Nhật 05/09/2010 , 12:50 (GMT+7)

Mặc dù nhiều trường trên địa bàn Hà Nội đã chuyển sang khai giảng vào ngày mai. Tuy nhiên, không khí của ngày tựu trường vẫn tưng bừng tại nhiều điểm trường.

Rộn ràng cờ hoa và niềm háo hức của các học sinh lớp một ngày tựu trường.
Mặc dù nhiều trường trên địa bàn Hà Nội đã chuyển sang khai giảng vào ngày mai. Tuy nhiên, không khí của ngày tựu trường vẫn tưng bừng tại nhiều điểm trường.

Dạo qua các trường, không khí của ngày tựu trường khiến nhiều phụ huynh phấn chấn, hồ hởi lên hẳn vì ẩn chứa trong đó là niềm mong đợi con cái học hành nên người.

Vui như trẻ lần đầu tới lớp

Hồi hộp và vui nhất vẫn là những em học sinh lớp 1, lần đầu đến trường.

Tại trường Tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội tiếng trống trường báo hiệu khai giảng cũng vang lên, không khí khai giảng năm học mới trang nghiêm và rộn rã.

6 giờ 30 phút, cổng trường đông nghẹt học sinh, vui tươi trong bộ đồng phục, áo trắng, quần xanh, vai áo cài hoa đỏ. Ngày đầu năm học mới, một số phụ huynh vẫn cẩn thận đưa con đến trường.

Chị Nguyễn Thị Hà có con gái chị năm nay cũng vào lớp 1 cho hay: “Cả tối qua 2 vợ chồng ngồi chuẩn bị sách vở, cặp bút, là lượt áo quần cho cháu đi tựu trường, đến thật là vui. chị Hà nói.

Một hồi trống dài thúc giục, tất cả ùa vào sân trường. Lễ khai giảng chính thức sẽ bắt đầu vài ba phút nữa.

Bên ngoài, các bậc phụ huynh cũng háo hức không kém. Dõi theo từng bước chân con, chị Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: “Ngày đầu cháu đến lớp, vợ chồng tôi lo lắm, dù trước năm học, chúng tôi đã cho cháu tiếp xúc nhiều với trường lớp và dạy cháu trước rất nhiều điều liên quan đến sách vở. Hôm nay, tôi phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị đưa cháu đi, để nhìn con trong ngày đầu đến trường.”

Từ 6 giờ sáng sớm, sân trường Tiểu học Bình Minh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã rộn rã tiếng nói cười. Các bé gái xinh xắn trong bộ đồng phục váy đỏ, áo trắng trong khi các bé trai chạy nhảy khỏe khoắn với áo trắng và quần xanh. Cờ hoa rực rỡ chăng khắp sân trường.

Bé Mai Anh, học sinh lớp 1A2 “tranh thủ” làm điệu, tạo dáng để mẹ chụp hình. Ở một góc khác, một ống bố đang cố gắng lôi cậu con trai nhút nhát, mắt nhòe lệ vì lạ lẫm đứng vào hàng.

Em Lê Trần Văn Khánh và một nhóm học sinh lớp 1, không lúc nào chịu đứng yên. Mặc dù ngày đầu đến trường, nhưng với bản tính sôi nổi, Khánh và các bạn đã làm quen và bày ra những trò chơi trước khi vào giờ khai giảng.

"Con quen gần hết các bạn rồi. Con thích học ở đây hơn mẫu giáo vì ở đây con sẽ được học chữ nhiều hơn. Con cũng có nhiều bạn mới nữa," Khánh sôi nổi nói.

Ngôi trường tiểu học Bình Minh của em Hoàng Anh chỉ cách nhà hơn 1km, nhưng 7 giờ sáng, vợ chồng anh Quang đã đưa em đến trường làm quen với bạn bè.

"Lần đầu tiên đi học, cu cậu cũng run lắm, mẹ phải động viên, dỗ dành mãi. Nhưng khi đến trường, thấy đông bạn bè cháu cười vui vẻ ngay," anh Quang nói.

Nửa tiếng trước giờ khai giảng, các cổng trường ở Thủ đô đều chật kín phụ huynh và học sinh. Không khí chộn rộn hơn bởi những hàng bóng bay, hoa tươi bán gần đó.

Những cảm giác không tên đầu năm học

7 giờ sáng, con ngõ nhỏ dẫn vào trường phổ thông trung học Lương Thế Vinh đã phủ kín bóng áo trắng học trò. Suốt dọc đường Cầu Giấy, từng tốp học sinh đổ về trường khiến khu vực này bỗng nhộn nhịp lạ thường.

Em Lê Lan Anh vừa xuống xe ở cổng trường liền hí hửng chạy lại ôm trầm lấy nhóm bạn cùng lớp. Lan Anh bảo, năm nào cũng được dự lễ khai giảng nhưng vẫn thấy hồi hộp, phần vì được gặp lại bạn bè cùng lớp sau tháng hè, phần vì cái cảm giác “là lạ” không tên của ngày đầu năm học.

Tại trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội tiếng trống trường vang lên, báo hiệu năm học mới bắt đầu.

Em Nguyễn Xuân Thành, lớp 6A1, cho biết: “Em phải tập diễu hành đi đều trong 2 ngày để chuẩn bị cho buổi lễ hôm nay. Em thích nhất là được các anh chị lớp trên vỗ tay đón chào các em học sinh mới chuyển lên từ cấp 1 lên cấp 2”.

Khác với những học sinh mới chuyển cấp, những em học sinh đã qua những mùa khai giảng năm học thì thấy buổi khai giảng năm học mới có ý nghĩa khác hơn.

Em Trần Thị Cúc, lớp 9A1, cho biết: “Đây là năm học cuối cấp nên khai giảng năm học này em sẽ rất nhớ”.

Không sôi nổi trong khung cảnh cha mẹ đón đưa nhưng hầu hết các học sinh khối Trung học phổ thông cũng bồn chồn ngày đầu năm học. Với những học sinh cuối cấp, xen lẫn niềm vui ngày khai trường là tâm trạng âu lo.

Ngọc Anh, học sinh lớp 12, trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh cho biết: "Hôm nay sẽ là lễ khai giảng cuối cùng của đời học sinh. Năm học này rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới tương lai của chúng em."

Từng nhịp trống vang lên, những đợt vỗ tay, những lời trò chuyện nghe mới thân mật và hạnh phúc biết bao.

Cùng chung tâm trạng háo hức và mong đợi năm học mới đến, nhiều phụ huynh cũng tìn thấy cho mình hình ảnh của một thời cắp sách đến trường.

Chị Nguyễn Thị Thanh, ở Hàng Bông, Hà Nội chia sẻ: “Nhìn những học sinh cấp một và đặc biệt là những em lần đầu vào học lớp một, tự nhiên tôi có cảm giác vui vui và trong tôi lúc đó lại hiện lên những ký ức, những kỷ niệm, khoảnh khắc của cái ngày đầu tiên tôi được đến trường mà cho tới sáng hôm nay tôi vẫn không sao quên được…”.

Với bác Dũng, bảo vệ trường tiểu học Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội thì ngày hôm nay cũng đem lại cho bác nhiều niềm vui.

"Tôi mong chờ ngày khai trường không kém bọn trẻ. Ba tháng hè không được thấy các cháu, không được nghe tiếng trống trường quen thuộc, tôi rất buồn. Thấy ánh mắt vui tươi của các cháu, tôi như trở lại thời thơ ấu của mình,” bác Dũng cho hay.

Dự kiến, trong ngày mai, 6/9, các trường còn lại trên địa bàn Hà Nội sẽ tiến hành khai giảng, chính thức bắt đầu cho một năm học mới.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm