| Hotline: 0983.970.780

Rộn ràng vào vụ tôm mới

Thứ Bảy 26/01/2019 , 13:50 (GMT+7)

Nông dân các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL vừa thu hoạch xong vụ lúa trên nền đất nuôi tôm (lúa – tôm) với niềm vui trúng mùa. Nhiều nơi nông dân đã cải tạo và lấy đủ nước vào vuông sẵn sàng thả giống.

Lúa lên bờ, tôm xuống ruộng

Những ngày này, đi dọc theo những cánh đồng ở các huyện vùng U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), lúa thu hoạch đã vãn. Các cống ngăn mặn ven biển đã được mở toang cho nước biển đổ vào những nhánh sông. Tiếng máy nổ vang, hút nước từ tuyến kênh, mương đổ vào ruộng lúa vừa thu hoạch xong. Nông dân ở đây quen gọi đó là vuông tôm. Ruộng kề ruộng, mênh mông như biển nước. Người chống xuồng, người tạt vôi, hóa chất để xử lý, tạo màu nước chuẩn bị đón tôm giống về thả nuôi.

16-43-30_nong_dn_ron_rng_th_tom_giong_de_vo_vu_nuoi_moi_2019_1
Nông dân rộn ràng thả tôm giống

Ông Nguyễn Văn Hòa ở xã Tân Thạnh, huyện An Minh vừa rảo quanh vuông tôm một vòng, phấn khởi nói: “Năm rồi vụ lúa trúng mùa nên nhiều gốc rạ, sẽ là điều kiện lý tưởng cho nghề nuôi quảng canh tôm – lúa. Gia đình tôi sạ lúa ngắn ngày nên cắt sớm, hiện đã thả giống tôm được gần 20 ngày. Hy vọng vụ tôm tiếp tục thành công, thu hoạch sớm bán sẽ được giá cao”.

Theo khung thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2019, sẽ bắt đầu từ 15/12 của năm trước đến khoảng tháng 5 năm sau, tùy theo khu vực và hình thức nuôi. Torng đó, mùa vụ sản xuất tôm sú – lúa, vùng U Unh Thượng sẽ tập trung thả giống từ tháng 1 đến giữa tháng 4 là dứt điểm.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tiếp theo thắng lợi của năm trước, năm nay tỉnh có kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ 123.000 ha, gồm các hình thức nuôi tôm – lúa, tôm – rừng, bán thâm canh và thâm canh công nghệ cao. Nhu cầu thả nuôi cả năm cần đến 10 tỷ tôm post. Với năng lực hiện tại, tỉnh chỉ sản xuất được khoảng gần 50%, còn lại là phải nhập từ nơi khác về.

Tại tỉnh Trà Vinh, nông dân cũng đã bắt đầu bước vào vụ nuôi tôm mới 2019. Cụ thể, trên đối tượng nuôi tôm sú, đến nay toàn tỉnh có 2.861 hộ thả nuôi với diện tích 3.182 ha (đạt 14,7% so kế hoạch) với số lượng giống 201,6 triệu con. Tập trung chủ tại các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, thị xã Duyên Hải.

Đối với tôm thẻ chân trắng, Trà Vinh có 1.466 hộ thả nuôi trên diện tích 513,5 ha (đạt 6% so kế hoạch) với số lượng giống 339,7 triệu con. Sản lượng thu hoạch 1.169,7 tấn (đạt 3% so kế hoạch). Trong đó có 99 lượt hộ thả nuôi theo hình thức siêu thâm canh, trên diện tích 161,67 ha với số lượng giống 50,8 triệu con, sản lượng thu hoạch 34 tấn.

Hình thức nuôi siêu thâm canh mới phát triển trong thời gian gần đây tại Trà Vinh, chủ yếu tập trung tại huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải.
 

Siết chặt quản lý con giống

Để quản lý chất lượng tôm giống, ngay từ đầu năm 2019, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Kiên Giang đã lập trạm kiểm soát tải các trục đường chính vào tỉnh. Theo đó, có sự kết hợp của cảnh sát giao thông để chặn xe, lược lượng chuyên môn kiểm tra các giấy tờ liên quan, cần thiết sẽ lấy mẫu tôm giống xét nghiệp. Đồng thời hỗ trợ xét nghiệm bệnh tôm giống miễn phí trước khi thả nuôi cho nông dân khi mang mẫu tôm giống đế cơ quan chức năng. Trong quá trình nuôi có dịch bệnh xảy ra sẽ được cấp miễn phí hóa chất để dập dịch, tránh lây lan ra diện rộng.

Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng và đưa vào sử dụng chợ tôm giống Thứ Bảy (huyện An Biên). Đây sẽ là đầu mối tập trung, để doanh nghiệp và người dân trao đổi, mua bán tôm giống, có sự kiểm tra, kiểm soát về chất lượng tôm giống của cơ quan chức năng.

Tưng tự, tỉnh Trà Vinh cũng tăng cường khâu quản lý tôm giống, dịch bệnh… Ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Trà Vinh cho biết: “Thời gian tới khi vào vụ chính bà con thả nuôi nhiều, chúng tôi tiếp tục theo dõi tiến độ thả nuôi tôm nước lợ ở các huyện ven biển và nuôi thủy sản ở các huyện vùng nước ngọt. Qua đó nắm bắt tình hình và dự báo dịch bệnh, thống kê thiệt hại để có giải pháp xử lý. Bên cạnh đó, Chi cục cũng sẽ giám sát việc tổ chức hội thảo của các công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, men vi sinh dùng trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh”.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm