| Hotline: 0983.970.780

Vân Đồn hoàn thành giao khu vực biển trong năm 2025

Thứ Sáu 14/02/2025 , 18:37 (GMT+7)

QUẢNG NINH UBND huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) mới ban hành kế hoạch thực hiện việc cấp phép nuôi biển và giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Vân Đồn là vựa nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Ninh và miền Bắc. Ảnh: Vũ Cường.

Vân Đồn là vựa nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Ninh và miền Bắc. Ảnh: Vũ Cường.

Ông Vũ Đức Hưởng, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn đã chỉ đạo các phòng chức năng và địa phương trong năm 2025 phải tạo chuyển biến căn bản, rõ nét, cơ bản thực hiện xong công tác cấp phép nuôi trồng thủy sản và giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của UBND huyện Vân Đồn; phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cơ bản hoàn thành công tác cấp phép nuôi trồng thủy sản và giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn huyện.

Việc cấp phép nuôi trồng thủy sản và giao khu vực biển phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch, các vùng nuôi trồng thủy sản được phê duyệt quản lý (bằng mã vùng nuôi, có truy xuất nguồn gốc) theo đúng định hướng phát triển nuôi biển bền vững.

Lãnh đạo huyện cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật (nuôi thuỷ sản không phép, không làm thủ tục giao khu vực biển, không đúng quy hoạch, không tuân thủ theo phương án sắp xếp được bố trí, không thực hiện nghĩa vụ tài chính, không đưa khu vực biển vào sản xuất theo đúng thời hạn hoặc mục đích được giao  thuê...).

Về nội dung và thời gian thực hiện, UBND huyện Vân Đồn yêu cầu giao khu vực biển thuộc thẩm quyền cấp huyện (diện tích dưới 1ha thuộc phạm vi ranh giới biển trong 3 hải lý) tại các vị trí dự kiến sau:

- Thị trấn Cái Rồng: Khu vực CR01 (hòn Tỳ Nam), CR02 (hòn Cô)

- Xã Đông Xá: Khu vực ĐX-01B, ĐX- 02B, ĐX-02C (hòn Cát Chương); ĐX07, ĐX08 và ĐX 09 (khu vực cầu 1, 2, 3 thôn Cặp Tiên)

-Xã Hạ Long: Khu vực HL-01B, HL-01C, HL-01D, HL-04 (Đào Lão Vọng) và khu vực BS-01, BS-02 (quần đảo Hoi) để nuôi cá lồng bè.

Giao khu vực biển thuộc thẩm quyền cấp huyện, Vân Đồn phấn đấu hoàn thành xong trong quý I/2025.

Đối với việc giao khu vực biển thẩm quyền cấp tỉnh (vùng biển 6 hải lý trở vào), theo UBND huyện Vân Đồn, đến nay có 5 doanh nghiệp, HTX đã hoàn thành hồ sơ xin cấp phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển và sẽ hoàn thành giao khu vực biển xong trong quý I/2025.

Với nhóm các doanh nghiệp, HTX còn lại sau bão thay đổi vị trí, diện tích đang lập dự án, hồ sơ. Dự kiến thời gian hoàn thành việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển, giao khu vực biển xong trong quý III/2025.

Về việc giao khu vực biển phạm vi ngoài 6 hải lý, UBND huyện Vân Đồn sẽ tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp, HTX hoàn thiện hồ sơ và phấn đấu hoàn thành việc nộp hồ sơ về Sở TN-MT trong quý II/2025.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Long An có 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 16 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 12 xã, tiêu hủy 509 con lợn.

Nông trại thông minh: Hướng đi mới trong hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cam kết luôn đồng hành và là 'bệ phóng' vững chắc cho sự hợp tác giữa cộng đồng khoa học Việt Nam - Hàn Quốc.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.