| Hotline: 0983.970.780

Sả chữa cảm sốt, thông tiểu tiện

Thứ Ba 10/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Theo Đông y, sả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy...

Cây sả còn được gọi là cỏ sả, hương mao, tên khoa học Cymbopogon citratus (DC.) Stapf., thuộc họ Lúa (Poaceae). Toàn thân cây sả có mùi thơm nhẹ như mùi chanh, do thành phần chính của nó là tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh và là loại gia vị thông dụng để tạo mùi thơm, kích thích tiêu hóa, nhất là giúp phòng nhiều bệnh mùa đông.

Theo Đông y, sả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy... Đồng thời, sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt.

Sả làm tăng hoạt động và làm mạnh dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa, trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Chữa đau khớp và các trường hợp đau khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu.

Sả còn có tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm, được áp dụng cho các sản phẩm kem bôi da hoặc thuốc mỡ để bôi ngoài da. Sau đây là một số tác dụng của cây sả:

 - Chữa ho do cảm lạnh, cảm cúm: Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, đun sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.

 - Chữa cảm cúm: Nồi nước xông gồm lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi. Trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm.

 - Chữa cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi: Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 - 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.

 - Chữa hai chân tự nhiên phù: Củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè.

 - Chữa nhức đầu do thời tiết: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu (thiếu một thứ cũng được), thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.

 - Chữa có thai hay nôn ọe: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.

 - Chữa trẻ em mụn nhọt, lở ngứa: Nấu nước lá sả tắm hằng ngày.

 - Chữa tiêu thực: Lá sả tươi 30 - 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi uống.

 - Chữa đau dạ dày, tiêu chảy do lạnh: Củ sả 12g, gừng nướng sém vỏ ngoài 6 - 12g, củ riềng (sao) 12g, hương phụ (sao) 12g, sắc với 750ml nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất