| Hotline: 0983.970.780

Sa Pa: Đẩy lùi tập tục lạc hậu của đồng bào thiểu số

Chủ Nhật 26/12/2021 , 18:58 (GMT+7)

LÀO CAI Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sa Pa gặp mặt thầy mo, thầy cúng có uy tín bàn giải pháp cải tạo tập tục lạc hậu của bà con người Mông.

Người Mông ở Sa Pa vẽ sáp ong trên vải. Ảnh: Ngọc Bằng

Người Mông ở Sa Pa vẽ sáp ong trên vải. Ảnh: Ngọc Bằng

Thị xã Sa Pa có 6 dân tộc cùng sinh sống với gần 82 nghìn người, trong đó dân tộc Mông chiếm 51,65%, sinh sống tại 16 xã, phường.

Số lượng thầy mo, thầy cúng trong đồng bào dân tộc Mông là 50 người. Với uy tín của mình, đội ngũ thầy mo, thầy cúng tại các xã, phường đã tác động trực tiếp, từng bước cải tạo, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan của vùng đồng bào dân tộc Mông.

Người dân đã có sự thay đổi cách nghĩ, cách làm, giảm sự rườm rà về thời gian, vật cúng tế trong các nghi lễ tang ma, cưới hỏi, lễ hội tại địa phương.

Nhờ đó, tình trạng để người chết trong nhà quá 48 tiếng giảm đáng kể (giai đoạn 2016 – 2020 có 766 người chết trong đồng bào Mông, số người chết để quá 48 tiếng là 99 người). Số trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống giảm mạnh, còn 308 trường hợp trong giai đoạn 2015 – 2020, chiếm 17,75%. Việc thách cưới dao động ở mức trên 40 triệu đồng.

Các thầy mo, thầy cúng còn vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể như: Chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh môi trường, xây dựng đời sống văn hóa…

Nhờ đó, diện mạo nông thôn của thị xã từng bước được cải thiện, đời sống người dân ngày một nâng cao. Cùng với các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất của Nhà nước, nhiều hộ dân đồng bào dân tộc Mông đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng vào chăn nuôi cá nước lạnh, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Thái Nguyên có 240 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

Trong số các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên, có 155 sản phẩm đạt 3 sao, 83 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.