| Hotline: 0983.970.780

Ám ảnh chuyện nòi giống ở các bản người Mông

Thứ Ba 12/10/2021 , 08:36 (GMT+7)

Thiên nhiên cằn cỗi, đời sống cơ cực, bóng ma tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn bám riết bản Mông. Sự suy thoái giống nòi nguy cơ sẽ kéo người Mông ngược dòng...

Lao vào khổ hạnh

Hai đứa trẻ nhỏ ngồi duỗi chân trên tảng đá lớn để trông 4 con trâu, nghé. Chúng thả rơi tàu lá che đầu xuống đất, ánh mắt thôi dõi xa xăm về phía bãi ngô, chuyển sang thăm dò, cảnh giác, sợ sệt. Hai đứa đứng dậy, toan chạy trốn người lạ.

Cán bộ dân số tư vấn về sức khỏe sinh sản cho bố chồng Ngô Văn Páo và con dâu Hồng Thị Sy, 14 tuổi tại bản Liên Phương (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Cán bộ dân số tư vấn về sức khỏe sinh sản cho bố chồng Ngô Văn Páo và con dâu Hồng Thị Sy, 14 tuổi tại bản Liên Phương (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Nông Thị Sinh (cán bộ dân số xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) cất tiếng: Cường - Cua à, từ từ để cô hỏi chuyện đã. Hai đứa nhỏ đứng sát lại bên nhau bẽn lẽn khi cô Sinh nói, đây là vợ chồng cháu Dương Văn Cường và cháu Hoàng Thị Cua.

Trời đất ạ! Trước mặt chúng tôi là 2 đứa trẻ nhỏ bé, non nớt. Cơ thể của chúng còn chưa phát triển hoàn thiện để làm người trưởng thành nói gì đến làm chồng, làm vợ? Nhưng băn khoăn của chúng tôi tan biến khi giọng cán bộ Sinh chắc nịch: “Ở bản người Mông Bắc Phong, cặp này cùng sinh năm 2004, cưới vào đầu năm nay. So với bố mẹ, anh chị và hàng xóm thì vẫn chưa ăn thua”.

Phả hệ tảo hôn của gia đình Cường như sau: Bố Dương Văn Vứ (SN 1983), mẹ Hoàng Thị Chợ (SN 1981). 16 tuổi, Vứ sinh con đầu lòng là Dương Văn Thành (SN 1999). Tiếp theo là Dương Văn Thắng (SN 2001), Dương Văn Cường (SN 2004) và Dương Thế Vinh (SN 2008).

Năm 2015, Vứ 32 tuổi nhưng vợ chồng anh đã lên chức bố mẹ chồng khi con cả Dương Văn Thành (16 tuổi) lấy vợ Lý Thị Liên (16 tuổi). Năm sau (2016), người con thứ 2 là Dương Văn Thắng (15 tuổi) lấy vợ là Ngô Thị Sỹ (17 tuổi).

Cặp Thành Liên lấy nhau trước (gọi là lấy nhau, vì không thể cưới) nhưng 2 năm sau mới sinh cháu Nhi (2018) và cháu Khánh (2019). Cặp Thắng Sỹ lấy sau nhưng sinh luôn cháu Hoa (2016), cháu Đào (2018) và cháu Mai (2020). Cặp Cường Cua mới lấy nhau nên chưa có con.

Như vậy, Vứ lên ông nội năm 33 tuổi, đến nay có 5 cháu nội khi mới 38 tuổi. Theo vòng tuần hoàn 16 năm, các cháu theo máu của cha ông thì Vứ sẽ lên chức cụ khi chưa đầy 50 tuổi.

Cặp vợ chồng chăn trâu Cường Cua (phía sau) cùng 2 chị dâu và 5 cháu nội của ông Dương Văn Vứ, SN 1983 tại bản Bắc Phong, xã Dân Tiến.  Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Cặp vợ chồng chăn trâu Cường Cua (phía sau) cùng 2 chị dâu và 5 cháu nội của ông Dương Văn Vứ, SN 1983 tại bản Bắc Phong, xã Dân Tiến.  Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Dù lên chức ông bà nội nhưng Vứ - Chợ vẫn tổng quản toàn bộ gia đình 3 cặp dâu rể, một người con út và 5 cháu nội. Cặp trai trưởng được vợ chồng Vứ làm cho một căn nhà nhỏ kế bên để ra ở riêng. Ngày ngày, cặp ông bà nội đi khoan giếng thuê, 2 người con trai cả và thứ 2 đi làm phụ vữa. Hai cô con dâu ở nhà chăm con. Cặp Cường - Cua đi chăn trâu.

Lần lượt, các cặp vợ chồng con cái sẽ được xây những căn nhà nhỏ 30 - 40m2 để cho ra ở riêng. Những căn nhà nhỏ trên bản vùng cao lúc nào cũng thừa tiếng khóc của trẻ thơ, tiếng cằn nhằn của những đứa bé làm mẹ. Cứ đà ấy, qua hơn 10 năm thì thế hệ thứ 3 lại ra đời.

Cán bộ Nông Thị Sinh liệt kê một loạt những trường hợp tảo hôn, đẻ con sớm. Đa phần các cháu gái đều trở thành vợ khi 14, 15 tuổi và làm mẹ ở tuổi 15, 16. Câu trả lời của ông trẻ Lý Văn Sang (bản Lân Vai, xã Dân Tiến) đã làm những mong muốn đổi thay của chúng tôi khựng lại trước tư duy cố hữu, mặc định sừng sững như non cao. “Trước đây còn lấy nhau sớm hơn nữa cơ. Mà chúng thích nhau, theo người ta đi thì mình cũng phải chiều chứ biết làm thế nào?”.

Hủ tục bảo kê

Đường lên bản Mông Liên Phương (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ) gồ ghề đá hộc, đá tảng. Xe máy của trưởng bản Lý Văn Vàng nhảy chồm chồm 15km từ chân núi dẫn đường đưa chúng tôi đến nhà vợ chồng Lương Văn Phương (SN 2003) và Hồng Thị Mỵ ( SN 2005).

Cán bộ dân số xã Vi Thị Định bảo, Mỵ nhỏ quá nên đến thăm Mỵ để còn lo tư vấn. Vợ chồng Phương - Mỵ vẫn đang ở cùng bố mẹ, 2 đứa thấy khách lạ cứ xép nép vào nhau. Cán bộ Định nói, đường đi vất vả quá nên nhiều trường hợp phải sinh con tại nhà, có trường hợp không kịp xuống trạm y tế xã, có trường hợp phải đẻ giữa lưng chừng núi dẫn đến tai biến, em bé tử vong. Chỉ tay vào Mỵ, cán bộ Định bảo, cháu còn chưa dậy thì thành công, còn nhỏ quá nên rất lo nếu có bầu.

Cặp vợ chồng Lương Văn Phương (SN 2003) và Hồng Thị Mỵ ( SN 2005) tại bản Liên Phương, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Cặp vợ chồng Lương Văn Phương (SN 2003) và Hồng Thị Mỵ ( SN 2005) tại bản Liên Phương, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Kề bên vai núi của nhà Mỵ là đại gia đình ông Ngô Văn Páo (SN 1970) và vợ là bà Ngô Thị Tùng (SN 1968). Vợ chồng ông Páo có 9 người con thì 5 cô con gái đã đi lấy chồng, 4 người con trai cũng đưa về 4 người con dâu. Tất cả các cặp đều tảo hôn. Đáng chú ý có cặp Ngô Văn Phương (SN 2003) và vợ là Hồng Thị Sy (SN 2007). Hồng Thị Sy đang học lớp 8 thì có bầu nên được gia đình nhà chồng đón về làm dâu. Sy chỉ cao khoảng hơn 1,4m. Lúc chưa có bầu, cháu nặng 42kg. Thể trạng của đứa trẻ như vậy liệu có thể nào mang nổi lên mình ghánh nặng thể chất, tinh thần của một người mẹ?

Cặp Ngô Văn Dũng (SN 1999) và Lý Thị Hoa (SN 2005) còn ám ảnh đặc biệt khi 2 cháu là đôi con dì, kết hôn cận huyết thống. Dũng là con chị, còn Hoa là con của người em gái ruột. Chúng tôi không khỏi rùng mình khi nghĩ đến những em bé mang căn bệnh hiểm nghèo do hậu quả thê thảm của hôn nhân cận huyết ở những bản Mông từ Đồng Hỷ đến Võ Nhai.

Trong cả 9 lần trao và đón dâu, ông Páo, bà Tùng đều tuyệt đối đồng thuận. Chính lẽ ấy, ngoài cặp người con trai cả có nhà riêng do bố mẹ làm cho, 3 cặp con trai, con dâu còn lại ở cùng căn nhà nhỏ với cặp bố mẹ. Ông Páo phân lô ngôi nhà nhỏ của mình, mỗi góc nhà là một chiếc giường được quây bằng liếp hoặc vải thành một tổ ấm riêng tư của một cặp vợ chồng. Khi con dâu mang bầu, bố chồng vì lo lắng con trai chưa tới 20 tuổi nên chưa có kinh nghiệm, ông Páo trực tiếp đưa các con dâu xuống núi thăm khám, siêu âm thai...

Cặp vợ chồng chăn trâu Dương Văn Cường và Hoàng Thị Cua (cùng SN 2004) tại bản Bắc Phong, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Cặp vợ chồng chăn trâu Dương Văn Cường và Hoàng Thị Cua (cùng SN 2004) tại bản Bắc Phong, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Trưởng bản Liên Phương là Lý Văn Vàng hóm hỉnh, cứ theo thực tế thì dưới xuôi các anh bảo nữ thập tam, nam thập lục là tuổi dậy thì. Trên núi chúng em thì đó là tuổi sinh con. Mà dưới xuôi thì bác sỹ chỉ định cưới chỉ khi vỡ lở chứ trên núi là bố mẹ lo cho hết. Cứ bảo con dại cái mang, thực ra thì bố mẹ cũng vậy, cũng dại quá đi còn gì!

Thả xe xuống núi chùn xương sống, Vàng tiết lộ, bản thân trưởng bản như anh cũng có con khi mới 18, vợ mới 16 tuổi. Theo đúng "máu" của Vàng, con anh năm 18 tuổi, con dâu 16 tuổi đã đưa Vàng lên chức ông nội khi anh 36 tuổi (vào năm 2020). Anh lại triết lý, đường mới được mở tới tất cả các bản Mông, bản nào cũng có sóng điện thoại chính là điều kiện tối ưu cho hủ tục tảo hôn có nguy cơ tái diễn với tính chất, mức độ như trước đây.

Một nguyên nhân khác được trưởng bản lý giải, những nhóm hộ ở xa trung tâm xã tới 15 - 25km, các cháu lớn lên, đi học khó khăn, ở nhà thì mới bập vào chồng vợ. Anh kể, anh trai của mình là Lý Văn Dén (SN 1979) vì cố theo học và làm cán bộ nông nghiệp bên huyện Phú Lương nên đến giờ chưa lấy được vợ. “Quá tuổi 20 dù nam hay nữ thì đối với người Mông chúng em đều thuộc diện báo động rồi anh ạ”, Vàng nói.

Theo số liệu về tảo hôn do Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thái Nguyên cung cấp, từ năm 2015 đến năm 2020, số trường hợp tảo hôn lần lượt là 67, 55, 55, 99, 82 và 76. Đáng nói, số liệu trên chủ yếu tập trung tại huyện Võ Nhai với thường xuyên có trên 50 trường hợp mỗi năm. Vì số liệu về tảo hôn không nằm trong hệ thống báo cáo thường xuyên của ngành Dân số - Kế hoạch hóa gia đình nên con số trên chưa phản ánh đúng thực trạng. Địa bàn nhức nhối, ám ảnh chắc chắn vẫn sẽ là 26 bản người Mông trên toàn tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm