| Hotline: 0983.970.780

Sách giáo khoa sẽ được sử dụng tiết kiệm theo chỉ thị mới?

Thứ Ba 14/06/2022 , 19:45 (GMT+7)

Sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được sử dụng theo Chỉ thị số 643 vừa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ký quyết định ban hành.

Sách giáo khoa đã tăng giá gấp đôi, gấp ba trong thời gian gần đây.

Sách giáo khoa đã tăng giá gấp đôi, gấp ba trong thời gian gần đây.

Sách giáo khoa đã trở thành một đề tài nóng bỏng trong thời gian gần đây. Sách giáo khoa gây bức xúc từ diễn đàn Quốc hội đến đời sống thường dân. Sách giáo khoa tăng giá với lý do “giấy đẹp, khổ to” không thể thuyết phục cộng đồng.

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo- Nguyễn Kim Sơn đã thể hiện thiện chí lắng nghe dư luận bằng cách ban hành Chỉ thị số 643 về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Chỉ thị 643 yêu cầu Sở Giáo dục các địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản sách giáo khoa; không viết, vẽ vào sách giáo khoa để sách giáo khoa được sử dụng lại lâu bền.

Đồng thời mỗi trường học phải thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý  và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ  sở  giáo dục  mầm non giáo  dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có việc: “Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào” được quy định tại khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.

Chỉ thị 643 cũng lưu ý những tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình phát hành sách giáo khoa trong trường học, bằng cách nghiêm cấm các cơ sở giáo dục không được vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt và các địa phương đã lựa chọn dưới bất kì hình thức nào. Bên cạnh đó, các trường học không thực hiện việc lập danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục sách giáo khoa đã được phê duyệt, lựa chọn để học sinh, phụ huynh học sinh mua và sử dụng.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn vừa bàn hành Chỉ thị 643 về sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn vừa bàn hành Chỉ thị 643 về sách giáo khoa.

Đặc biệt, đối với địa bàn vùng sâu vùng xa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo yêu cầu bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn sách giáo khoa để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.

Theo tinh thần của Chỉ thị 643 thì Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản có sách giáo khoa đã được phê duyệt phải tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa nhằm tiết kiệm, giảm giá thành sách giáo khoa; kịp thời in ấn, phát hành sách giáo khoa bảo đảm đủ số lượng, chất lượng sách giáo khoa phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh.

Hiện tại, giá sách giáo khoa được quản lý giá theo quy định tại luật Giáo dục, luật Giá. Cho nên, giá sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.

Trong năm học 2022 - 2023, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo thực hiện tiếp nhận kê khai giá sách giáo khoa và có văn bản đề nghị các đơn vị rà soát và triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí (nhất là một số chi phí như chi phí quản lý, chi phí quảng bá sách, lợi nhuận...) nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

Xem thêm
Phá vỡ khuôn mẫu quá khứ để tự do sống và yêu

Phá vỡ khuôn mẫu không có nghĩa là nổi loạn, mà là thoát khỏi những sự ràng buộc mang tính ám ảnh quá khứ để có thể mưu cầu hạnh phúc đích thực.

Quyền năng nàng dâu chế ngự thói quen bố mẹ chồng

Quyền năng nàng dâu không chỉ khiến người chồng răm rắp nghe theo, mà đôi khi còn làm bố mẹ chồng phải chấp nhận lép vế để giữ hòa khí gia đình.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?