| Hotline: 0983.970.780

Sách quý để mối gặm

Thứ Năm 15/06/2017 , 09:10 (GMT+7)

Nhiều cuốn sách “Lịch sử Thăng Long - Hà Nội” (2 tập) do GS.VS Phan Huy Lê chủ biên, thuộc Tủ sách Thăng Long 1000 năm, do NXB Hà Nội ấn hành và bảo quản đã “để cho mối gặm từ trong tới ngoài".

Mối gặm từ trong tới ngoài

Nhà báo Bùi Quang Thanh (Hà Tĩnh) đã cảm thán: “Ngàn năm văn hóa Thăng Long/ Để cho mối gặm từ trong tới ngoài” khi chứng kiến hình ảnh nhiều cuốn sách “Lịch sử Thăng Long - Hà Nội” (2 tập) do GS.VS Phan Huy Lê chủ biên, thuộc Tủ sách Thăng Long 1000 năm, đã bị mối ăn nham nhở.

15-39-11_nh_1
Sách quý để mối xông

Nguyên nhân là do NXB Hà Nội không bảo quản tốt, mà để chỏng chơ những cuốn sách quý này dưới chân cầu thang. Do thời tiết gió mưa cùng khí hậu ẩm thấp của Hà Nội, sách quý đã trở thành miếng mồi béo bở cho họ hàng nhà mối.

PGS.TS Triệu Văn Hiển, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đã phải thốt lên: “Lãng phí vật chất và thiếu tôn trọng các nhà khoa học”. Còn GS.TS Trần Ngọc Vương (Đại học KHXH & NV - ĐHQG Hà Nội) cũng bình luận rằng: “Dự án này chủ yếu cung cấp sách cho các thư viện công, các cơ quan theo chỉ định, hầu như không bán trên thị trường. Tình trạng bảo quản thế này thì đúng là đáng chê trách thật!”.

Chung quan điểm với hai nhà khoa học nói trên, PGS.TS Phạm Xuân Hằng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn giai đoạn 1, Trưởng ban Tư liệu giai đoạn 2 của Tủ sách 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cho rằng: Căn cứ theo văn bản báo cáo số 231-BC/BCS ngày 5/6/2017 của Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, Tủ sách đã chi sai 718 triệu đồng và tự ý in thêm 7.555 cuốn để bán khi chưa được UBND thành phố chấp thuận, thì “thành phố phải xử lý”. Với những đầu sách đã in, theo PGS.TS Phạm Xuân Hằng, nếu không có địa điểm bảo quản, thì cần phải chuyển vào Thư viện Quốc gia.
 

Lãng phí tiền thuế của dân

Đó là chia sẻ của nhà văn Lê Tấn Hiển, nguyên PV Báo Hà Nội mới. Ông Lê Tấn Hiển cho biết:

15-39-11_le_tn_hien_cd
Nhà văn Lê Tấn Hiển

Sự kiện tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được đầu tư, chuẩn bị trước đến cả chục năm. Riêng báo Hà Nội mới mở cuộc thi viết “Cả nước cùng Thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội “ (do tôi biên tập và chọn đăng, mỗi năm trao giải một lần). Nói lại vậy để thấy không khí hướng tới dấu mốc lịch sử này rất sôi động, đặc biệt trong lĩnh vực tuyên truyền. In sách cũng nằm trong hoạt động này, được Thành uỷ Hà Nội đầu tư kinh phí khá lớn. Nhiều ấn phẩm ra mắt dịp này, in giấy, bìa đẹp, công phu. Song, có thể nói, nhiều cuốn ra chỉ để ra cho đúng và kịp kỳ cuộc kỷ niệm, chức năng tuyên truyền, quảng bá hầu như bị bỏ quên.

Và việc để sách tồn, không phát hàng, mối xông như trên là minh chứng khó thể phủ nhận hoặc biện hộ bằng ly do nào khác. Tóm lại lãng phí tiền thuế của dân và quá ư hình thức chủ nghĩa. Cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm.
 

Người ăn không hết, kẻ lần không ra

TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng Thư ký Hội Sử học TP Hồ Chí Minh than phiền: Tôi không rõ công trình này số lượng được in là bao nhiêu và bao nhiêu đã bị “bỏ quên” trong tình trạng hư hỏng, nhưng dù ít hay nhiều thì cũng rất đáng tiếc! Việc Nhà nước đầu tư một số tiền rất lớn như vậy để xuất bản (và trước đó là đầu tư cho nghiên cứu) những công trình khoa học - dù là nhân một dịp kỷ niệm lịch sử - cũng thể hiện sự quan tâm và mong muốn những công trình ấy đến với những người cần thiết và công chúng rộng rãi. Đây là những công trình “không bán”, có nghĩa là nó cần được phát hành theo những phương thức phù hợp đến đến với các người nghiên cứu, giảng dạy, các thư viện, các trường đại học… trên cả nước.

15-39-11_nguyen_thi_hu
TS Nguyễn Thị Hậu

Tuy nhiên, như tôi biết, theo thông lệ những công trình này được dùng là quà biếu tặng nhân dịp lễ hội, cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quan chức địa phương, các khách mời và một số ít cho các nhà khoa học. Đa số những người nghiên cứu ở các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa ít khi biết thông tin về việc xuất bản những công trình như vậy, càng khó có điều kiện, cơ hội được “sở hữu” công trình. Thật là “người ăn không hết kẻ lần không ra”.

Nếu được, mong những người có trách nhiệm nên kiểm tra, kiểm kê lại số lượng sách còn tồn, dành một phần để làm công tác đối ngoại, còn lại nên chuyển về các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, các hội chuyên ngành, các địa phương… Ưu tiên những nơi có chuyên môn phù hợp với nội dung công trình, để tăng thêm hiệu quả sử dụng và đầu tư vào công trình.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm