| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm giá cao có thật sự đắt, giá rẻ có thật sự rẻ?

Chủ Nhật 17/09/2023 , 14:49 (GMT+7)

ĐBSCL Hiện nay, thị trường vật tư nông nghiệp có muôn vàng sản phẩm và thương hiệu khác nhau, để nông dân phân biệt và lựa chọn sản phẩm chất lượng thật sự khó khăn.

Bản đánh giá chất lượng sản phẩm so với giá bán. Ảnh: Minh Quốc.

Bản đánh giá chất lượng sản phẩm so với giá bán. Ảnh: Minh Quốc.

Cách đánh giá sản phẩm chất lượng so với giá bán thông qua các chỉ số cơ bản trên bao bì là rất quan trọng. Chính vì vậy người tiêu dùng cần phải đọc kỹ các thông tin được ghi trên bao bì sản phẩm.

Hiện nay, thị trường vật tư nông nghiệp có muôn vàng sản phẩm và thương hiệu khác nhau, do đó để bà con phân biệt và lựa chọn sản phẩm chất lượng với giá thành phù hợp thật sự khó khăn.

Để đánh giá sản phẩm tốt hay không tốt, sản phẩm thương hiệu này tốt hơn thương hiệu kia, giá sản phẩm này đắt hơn sản phẩm kia…Công ty Sitto Việt Nam chia sẻ một số cách đánh giá cơ bản như sau:

So sánh về khối lượng, dung tích

Điều cơ bản đầu tiên, bà con nông dân cần xem khối lượng/dung tích của sản phẩm có bằng nhau. Thông thường khối lượng và dung tích sản phẩm lớn giá sẽ rẻ hơn sản phẩm có khối lượng và dung tích nhỏ (tính trên đơn vị nhỏ nhất).

Bản so sánh về hàm lượng hoạt chất và chất dinh dưỡng trong sản phẩm. Ảnh: Minh Quốc.

Bản so sánh về hàm lượng hoạt chất và chất dinh dưỡng trong sản phẩm. Ảnh: Minh Quốc.

So sánh về hàm lượng hoạt chất/chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng mà bà con cần lưu ý, cần xem kỹ về hàm lượng các hoạt chất và chất dinh dưỡng có trong sản phẩm để so sánh.

Có sự đồng nhất về các thành phần: Sản phẩm có 6 chỉ tiêu thành phần, còn sản phẩm khác chỉ có 4 chỉ tiêu thành phần như sản phẩm đầu thì không so sánh bằng nhau được.

Ví dụ: sản phẩm Top-Green trong thành phần gồm CaO; MgO và sản phẩm Ultra-Green thành phần cũng có CaO; MgO thì mang so sánh với nhau được.

So sánh về hàm lượng hoạt chất, chất dinh dưỡng của từng chất hoặc hợp chất: Cũng như trên, sản phẩm Top-Green có hàm lượng CaO = 35%, MgO = 0.2% và sản phẩm Ultra-Green có hàm lượng CaO = 40%, MgO = 0.22% chắc chắn rằng Ultra-Green tốt hơn sản phẩm Top-Green (vì có hàm lượng hoạt chất cao hơn).

Đánh giá tỷ trọng của sản phẩm (độ nặng so với nước). Ảnh: Minh Quốc.

Đánh giá tỷ trọng của sản phẩm (độ nặng so với nước). Ảnh: Minh Quốc.

Đánh giá dựa vào tỷ trọng của sản phẩm (độ nặng so với nước)

Nếu sản phẩm đều giống nhau về khối lượng/dung tích, về hàm lượng hoạt chất/chất dinh dưỡng đồng chất…thì bà con tiếp tục đánh giá về tỷ trọng của sản phẩm, đôi khi trên bao bì ghi tỷ trọng bằng nhau nhưng chưa chắc giống nhau, cách kiểm tra đơn giản là mang sản phẩm đi cân để đánh giá.

Ví dụ: sản phẩm Top-Green có tỷ trọng 1,7kg, trong khi sản phẩm Ultra-Green có tỷ trọng 1,9kg. Khẳng định thêm lần nữa sản phẩm Ultra-Green có chất lượng cao hơn.

So sánh liều lượng và cách sử dụng

Thông thường trên bao bì sản phẩm sẽ có hướng dẫn sử dụng, liều lượng sử dụng. Nhờ vào hàm lượng hoạt chất, hàm lượng và phụ gia đặc hiệu mà một số sản phẩm tương tự nhưng sử dụng với liều thấp hơn hay dùng ít lần hơn nhưng cho kết quả như nhau.

Thương hiệu sản phẩm

Bà con cần ưu tiên chọn những sản phẩm có thương hiệu, thương hiệu uy tín, lâu năm trên thị trường để đảm bảo chất lượng.

Bản so sánh về xuất xứ sản phẩm và công nghệ sử dụng. Ảnh: Minh Quốc.

Bản so sánh về xuất xứ sản phẩm và công nghệ sử dụng. Ảnh: Minh Quốc.

Xuất xứ và ứng dụng công nghệ

Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và công nghệ ứng dụng của nhà cung cấp sử dụng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá.

Chẳng hạn sản phẩm Urea N46 nhờ ứng dụng công nghệ kép N-Keep và BiO3 của tập đoàn Sitto Thái Lan nên mang lại giá trị cao hơn so với sản phẩm urê thông thường như lượng bón giảm 20-30%, cây trồng tốt hơn, đảm bảo năng suất và tiết kiệm chi phí.

Xem thêm
Sâu cuốn lá và cách phòng trị

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, nhất là ở vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng nông sản...

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?