| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất an toàn, giúp nông sản cầm chắc vé thông hành xuất ngoại

Chủ Nhật 25/09/2022 , 06:52 (GMT+7)

Cần Thơ Sản xuất an toàn, truy xuất được nguồn gốc là nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng. Đây là điều kiện tất yếu giúp nông sản cầm chắc “vé thông hành” để xuất ngoại.

Tăng cường kết nối, mở rộng quy mô HTX

Với vai trò là cơ quan truyền thông của Bộ NN-PTNT, thời gian qua Báo Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình nhằm lan rộng các mô hình sản xuất an toàn đến với bà con nông dân.

Ông Trần Văn Cao, Phó Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam bày tỏ phấn khởi khi xu hướng gần đây các HTX đã rất ý thức trong việc sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Văn Cao, Phó Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam bày tỏ phấn khởi khi xu hướng gần đây các HTX đã rất ý thức trong việc sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Văn Cao, Phó Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam bày tỏ phấn khởi khi nhiều lần đi thực tế, ông nhận thấy xu hướng thời gian gần đây bà con nông dân, đặc biệt là các HTX đã rất ý thức trong việc sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây là vấn đề sử dụng các sản phẩm an toàn cho cây trồng như phân bón hữu cơ sinh học, các chế phẩm vi sinh hay các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, sản xuất an toàn. Ông Cao nhấn mạnh đây là xu hướng mà thị trường đang cần.

Thời gian qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam được Bộ NN-PTNT giao nhiệm vụ phối hợp với các Cục, đơn vị trực thuộc Bộ để tổ chức Diễn đàn kết nối và tiêu thụ nông sản 970. Chỉ tính riêng trong năm 2021, đơn vị đã thực hiện 20 diễn đàn. Thông qua các diễn đàn này, ông Cao khẳng định, những sản phẩm đảm bảo an toàn, có truy xuất nguồn gốc sẽ thuận lợi trong việc kết nối tiêu thụ. Đặc biệt, ngoài mục tiêu phục vụ nhu cầu xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước hiện nay cũng có yêu cầu chính đáng theo đuổi các sản phẩm sản xuất theo hướng an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ.

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang thực hiện chủ trương chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Đòi hỏi nông dân phải sản xuất tuân thủ theo yêu cầu của thị trường. “Nếu chúng ta muốn xuất khẩu được phải theo yêu cầu của thị trường. Kể cả thị trường trong nước, nếu vào siêu thị lớn thì chắc chắn phải làm theo tiêu chuẩn GAP, kể cả những đơn vị bán hàng nhỏ hơn họ cũng yêu cầu theo hướng sản xuất an toàn và truy xuất nguồn gốc”, ông Cao chỉ ra thực tế thị trường hiện nay.

Những sản phẩm đảm bảo an toàn, có truy xuất nguồn gốc sẽ thuận lợi trong việc kết nối tiêu thụ. Ảnh: Kim Anh.

Những sản phẩm đảm bảo an toàn, có truy xuất nguồn gốc sẽ thuận lợi trong việc kết nối tiêu thụ. Ảnh: Kim Anh.

Và HTX đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc chuyển đổi này. Đây là đơn vị thực hiện việc cung cấp các dịch vụ đầu vào như vật tư, phân bón, giống, thức ăn, hay đảm nhận luôn các dịch vụ làm đất, phun thuốc bảo vệ thực vật theo nhu cầu. Nổi bật còn có một số HTX cung cấp các dịch vụ sau thu hoạch như sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Thông qua các dịch vụ này, thành viên có thể giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản phẩm nhờ mua chung bán chung. Bên cạnh đó, các thành viên cũng được hưởng lãi chia theo số vốn góp hoặc tỷ lệ sử dụng dịch vụ.

Nói về quy mô sản xuất của các HTX ở Việt Nam hiện nay, ông Cao phân tích từ nước bạn Thái Lan. Điển hình như quy mô của một HTX ở Thái Lan lên đến 1.000 xã viên tham gia, quy tụ vùng sản xuất lớn hàng nghìn hecta thậm chí hàng vạn hcta sản xuất đồng nhất. Vì thế, khi bán hàng rất dễ dàng và khi mua vật tư đầu vào có doanh nghiệp tìm đến để xin được bán hàng cho HTX. HTX sẽ tiến hành đấu giá, để lựa chọn đơn vị nào cung ứng vật tư chất lượng với bán giá rẻ nhất.

Đây chính là bài học kinh nghiệm để Việt Nam, muốn phát triển theo chuỗi sản xuất, buộc HTX phải tập trung được quy mô lớn và thu hút đông đảo các thành viên tham gia. Điều này không chỉ giúp HTX tạo thế cạnh tranh, thu hút doanh nghiệp đối tác cùng tham gia mà còn mang lại những lợi ích thiết thực nhất là giảm được chi phí đầu tư, tăng cao lợi nhuận thu về.

Trên cương vị là cơ quan truyền thông, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền trong khối HTX, để bà con dần hướng tới mô hình lớn hơn. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp các địa phương cần đẩy mạnh việc kết nối để phát triển quy mô HTX.

“Lối mở” cho công tác cấp mã số vùng trồng

Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết, bắt buộc để các mặt hàng nông sản Việt có thể xuất khẩu chính ngạch đến những thị trường nhập khẩu khó tính. Để tạo thuận lợi cho công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng. Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã giao cho Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) là đơn vị cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Theo bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ, trước đây Cục BVTV là đơn vị vừa cấp, vừa thẩm định tại vườn của bà con nông dân hoặc HTX. Tuy nhiên, trong năm 2021, Cục BVTV đã có văn bản giao quyền lại cho Chi cục BVTV ở các địa phương thực hiện công tác thẩm định tại vườn, sau đó gửi kết quả lên cục để thực hiện cấp mã số vùng trồng.

Phạm Thị Minh Hiếu, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho hay, Cục BVTV đã có văn bản giao quyền lại cho Chi cục BVTV ở các địa phương thực hiện công tác thẩm định cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Kim Anh.

Phạm Thị Minh Hiếu, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho hay, Cục BVTV đã có văn bản giao quyền lại cho Chi cục BVTV ở các địa phương thực hiện công tác thẩm định cấp mã số vùng trồng. Ảnh: Kim Anh.

Theo bà Hiếu, mục tiêu duy nhất của mã số vùng trồng là tạo cơ sở thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc nông sản. Và bà con nông dân, các HTX muốn thực hiện mã số vùng trồng, bắt buộc phải thực hành các quy trình sản xuất tốt và quy mô đủ lớn (đối với vườn cây ăn trái là từ 10ha trở lên) mới đủ điều kiện để xem xét cấp mã số vùng trồng.

Bà Hiếu gợi mở, nông dân hoặc HTX muốn thực hiện cấp mã số vùng có thể lựa chọn hình thức liên kết một cách linh hoạt động. Điển hình như, HTX được doanh nghiệp liên kết để hỗ trợ cấp mã số vùng trồng có nghĩa là HTX đó có khả năng được xuất khẩu ở nước doanh nghiệp đã đăng ký. Trường hợp, HTX tự đi đăng ký cấp mã số vùng trồng, cũng sẽ có ưu thế lớn là HTX có thể mời gọi rất nhiều doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu mặt hàng mình đang trồng để thực hiện việc liên kết.

Đi kèm với điều kiện cấp mã số vùng trồng là việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua việc phải ghi chép nhật ký sản xuất. Theo ông Trần Văn Cao, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, vấn đề ghi chép nhật ký điện tử rất quan trọng. Lâu nay, việc ghi chép nhật ký sản xuất như ngày nào phun, giờ nào phun, phân bón thế nào thường được bà con nông dân hoặc HTX ghi trong sổ. Hiện nay theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu bà con cần thực hiện thêm một bước là có thể cập nhật trên điện thoại hay máy tính. Cả hai hình thức ghi chép nhật ký điện tử hoặc viết tay đều đáp ứng đủ yêu cầu cấp mã số vùng trồng.

Hiện nay, ở một số nước nhập khẩu còn có quy định khi đăng ký mã số vùng trồng phải kèm theo điều kiện kiểm tra về mặt kiểm dịch thực vật. “Như đối với thị trường Mỹ, khi nhận được mã số đăng ký của quốc gia muốn xuất khẩu, đơn vị chức năng của nước này sẽ cử người đến vườn kiểm tra về các đối tượng kiểm dịch thực vật, sau đó mới thông qua và cho phép nước xuất khẩu được xuất bằng mã số đó”, bà Hiếu thông tin.

Ông Trần Văn Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam:

Thông qua việc tổ chức các diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, rất nhiều HTX vẫn còn băn khoăn về mã số vùng trồng. Ông Cao cũng lưu ý, hiện nay vẫn tồn tại hiện tượng mượn mã số vùng trồng hay có sự gian lận trong mã số vùng trồng. Mỗi vườn có một mã số, mã định danh, có tem nhãn riêng. Nước nhập khẩu và cơ quan đơn vị mua hàng họ nắm hết. Và nếu để xảy ra tình trạng trên chắc chắn làm giảm uy tín sản phẩm của Việt Nam. Trên phương diện là cơ quan truyền thông, ông Cao kêu gọi tuyệt đối nói không với vấn đề trên.

Xem thêm
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...