| Hotline: 0983.970.780

Mã số vùng trồng là giấy thông hành cho nông sản Việt bay xa

Thứ Năm 04/08/2022 , 13:48 (GMT+7)

Việc xây dựng mã số vùng trồng cho lúa, cây ăn trái không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất an toàn để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành trong cả nước được cấp tổng cộng 4.000 mã số vùng trồng cho các loại cây ăn trái, với tổng diện tích 300.000ha. Ảnh: Gia Phú.

Đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành trong cả nước được cấp tổng cộng 4.000 mã số vùng trồng cho các loại cây ăn trái, với tổng diện tích 300.000ha. Ảnh: Gia Phú.

Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã có quy định bắt buộc trái cây tươi từ các nước khác muốn xuất khẩu vào nước họ phải được cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. Ðặc biệt, một số thị trường xuất khẩu trái cây vốn trước đây được xem là “dễ tính” như thị trường Trung Quốc cũng đã đặt ra yêu cầu trên. Mặt khác, thị trường trong nước cũng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, do vậy rất cần đẩy mạnh công tác xây dựng mã số cơ sở đóng gói và mã số vùng trồng cho các loại cây ăn trái và cây trồng nói chung.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành trong cả nước được cấp tổng cộng 4.000 mã số vùng trồng cho các loại cây ăn trái, với tổng diện tích 300.000ha. Các mã số vùng trồng trên được cấp cho các loại cây ăn trái như chuối, thanh long, mít, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, măng cụt, chanh leo, dưa hấu… Hiện các địa phương vùng ÐBSCL đã được cấp 1.561 mã số vùng trồng cho cây ăn trái, chiếm tỷ lệ hơn 39%. Vùng Ðông Nam bộ có 224 mã số vùng trồng cây ăn trái, chiếm tỷ lệ 5,6%. Tây Nguyên có 168 mã số vùng trồng, chiếm tỷ lệ 4,2%... Ðến nay, các đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước cũng được cấp 1.864 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi được phép xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Trong đó, vùng ÐBSCL được cấp 923 mã cơ sở đóng gói, chiếm tỷ lệ 50%.

Ông Lê Văn Suốt, Giám đốc HTX cây ăn trái Thái Thanh ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết: Ban đầu HTX xuất phát chỉ là Tổ hợp tác sản xuất trái cây được thành lập năm 2018, chủ yếu sản xuất trồng cây ăn trái, có 20 xã viên, với 120ha trồng cây ăn trái. Nhờ tăng cường làm ăn liên kết với nhau qua nhiều năm và liên kết với doanh nghiệp để trồng cây ăn trái theo hướng chất lượng, an toàn và tiến tới thành lập HTX. Từ đó ngành nông nghiệp đã cấp mã số vùng trồng cho mặt hàng Thanh Nhãn của HTX cây ăn trái Thái Thanh cũng được xuất khẩu sang Singapore và các thị trường khó tính như Mỹ và Úc.

Việc xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Ảnh: Gia Phú.

Việc xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Ảnh: Gia Phú.

Theo ông Suốt, những năm gần đây HTX tham gia xuất khẩu trái thanh nhãn đi thị trường các nước thông qua hợp đồng mua bán với Công ty Chánh Thu và Công ty Vina T&T. Cụ thể, thanh nhãn của HTX  xuất khẩu đi Mỹ năm 2018-2019, Úc và Singapore năm 2020, dự kiến cuối năm 2022 sẽ là thị trường Nhật. Sản lượng thanh nhãn xuất khẩu mỗi năm khoảng 30 tấn. Đến nay, hầu hết diện tích vùng trồng nhãn của HTX đã được cấp mã số vùng trồng.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Đối với việc cung cấp mã số vùng trồng, theo luật trồng trọt và Nghị định 94, đã giao UBND cấp tỉnh sẽ thực hiện cấp mã số vùng trồng trồng cho nông sản trên địa bàn. Về phía Bộ NN-PTNT là cơ quan hướng dẫn các địa phương cấp. Đến thời điểm này tại TP Cần Thơ, hiện đã có hơn 60 mã số vùng trồng và gắn với truy xuất nguồn gốc nông sản đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp cho nông dân tại các HTX,  Tổ hợp tác và vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp của các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là hoạt động cần thiết, và đặc biệt có ý nghĩa cho nông dân, HTX hay doanh nghiệp trên địa bàn.

Đối với các vùng sản xuất tập trung ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ cũng định hướng gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sẽ xây dựng theo từng vùng sản xuất tập trung theo quy mô diện tích lớn nhỏ khác nhau. Chẳn hạn chọn cây lúa là cây chủ lực của địa phương cho xây dựng cánh đồng lớn, còn cá tra xây dựng vùng sản xuất tập trung xuất khẩu và khu sản xuất con giống chất lượng cao…

Mã số vùng trồng hướng bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP và Global GAP… Ảnh: Gia Phú.

Mã số vùng trồng hướng bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP và Global GAP… Ảnh: Gia Phú.

Ngoài ra, còn một số đặc sản của từng địa phương nên xây dựng làm vùng nguyên liệu phục vụ cho các sản phẩm OCOP, đi kèm theo đó xây dựng nhãn hiệu và mã số vùng trồng hướng bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP và Global GAP…

Mã số vùng trồng là một chứng nhận mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất. Kiểm soát chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường phải đúng nguồn gốc tại vùng trồng đó. Tránh tình trạng trà trộn sản phẩm nơi khác vào vùng trồng đã được cấp mã số.

Theo quy định hiện hành, một vùng trồng được xem xét cấp mã số vùng trồng phải đảm bảo nguyên tắc là vùng sản xuất tập trung, có quy mô không nhỏ hơn 7ha và không lớn hơn 12ha.

  • Tags:
Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.