| Hotline: 0983.970.780

Siêu thị Metro đang gian lận và lừa dối người tiêu dùng

Thứ Tư 11/05/2016 , 08:01 (GMT+7)

Dù nhà cung cấp rau cho siêu thị Metro không công bố chất lượng sản phẩm của mình là an toàn. Nhưng trong hóa đơn, toàn bộ sản phẩm rau của cơ sở Nguyễn Thị Tưởng đều được đại siêu thị này tự ý ghi thêm hai chữ “an toàn” phía sau.

Gian lận

Về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội cho rằng, “siêu thị Metro đang vi phạm, đang lợi dụng người tiêu dùng”.

Người ta nghĩ rằng hàng vào siêu thị đều có nguồn gốc xuất xứ và được các cơ quan nhà nước chứng nhận chất lượng. Nhưng riêng thực phẩm tươi sống (trong đó có rau, củ, quả) thì không có cơ quan nhà nước nào chứng nhận. Bởi thế, HTX, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về việc công bố sản phẩm rau an toàn.

Cũng theo ông Hồng, các sản phẩm của bà Tưởng được bán tại siêu thị Metro chỉ có nhãn mác ghi thông tin là “NCC Nguyễn Thị Tưởng, xã Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội” và hoàn toàn không có bất cứ từ "rau an toàn" nào. Như vậy có nghĩa là, bà Tưởng không bán rau an toàn cho siêu thị Metro.

Bên cạnh đó, cơ sở Nguyễn Thị Tưởng cũng không ghi rõ loại rau, củ, quả đó được sản xuất ở xứ đồng/vùng nào. Vì thế, người tiêu dùng không thể truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm.

Khảo sát bảng kê hàng hóa bán ra của cơ sở Nguyễn Thị Tưởng đối với Chi nhánh Cty TNHH MM Mega Market (Việt Nam) tại đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế I, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), hiện đang quản lý siêu thị Metro cho thấy, rất nhiều mã hàng không được nhà cung cấp công bố chất lượng an toàn.

Ví dụ, bảng kê hàng hóa bán ra ngày 8/4/2016 gồm có 7 sản phẩm, nhưng chỉ có 3 sản phẩm có chữ “an toàn” phía sau là: khổ qua an toàn, bí xanh Bắc an toàn loại 2, thơm tây an toàn. 4 sản phẩm còn lại chỉ được ghi là: su hào loại 2, khoai tây Bắc loại 1, dưa leo loại 2 và khoai tây Bắc loại 1.

PV NNVN vào siêu thị Metro Thăng Long để mua 10 mã sản phẩm rau, củ, quả của nhà cung cấp Nguyễn Thị Tưởng và bất ngờ rằng, tất cả các sản phẩm đều được siêu thị này công bố là sản phẩm an toàn!

15-11-11_nh-2
Biểu đồ tăng giá 1 kg dưa chuột từ ruộng, HTX đến NCC Nguyễn Thị Tưởng đến siêu thị, và từ siêu thị đến tay người tiêu dùng

Ông Hồng nhận định, “Metro làm ăn như thế là vớ vẩn”, và khuyết điểm lớn nhất là của siêu thị. Siêu thị không hợp đồng rõ ràng, không kiểm soát chặt chẽ.

Trước đây, Chi cục BVTV đã từng phát hiện siêu thị Metro cố nhập rau không rõ nguồn gốc xuất xứ (không có nhãn mác, địa chỉ nhà cung cấp) và chỉ được buộc bằng lạt thông thường. Còn người tiêu dùng lại cho rằng, họ đang bị Metro lừa dối. Hành vi đó của Metro là gian lận thương mại.

Để trở thành đối tác và đưa rau vào hệ thống siêu thị Metro, chủ cơ sở Nguyễn Thị Tưởng cho biết, chỉ cần có trong tay từ 4 loại giấy tờ gồm: giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng hóa, giấy chứng nhận kiến thức ATTP, và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP là sẽ có được hợp đồng cung cấp rau cho siêu thị Metro.

Thế nhưng, trên thực tế, các giấy tờ đó cũng chỉ chứng nhận rau được trồng ở vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, nghĩa là các yếu tố đầu vào trước khi sản xuất. Còn thứ mà người tiêu dùng cần hơn là chứng nhận từng mặt hàng, loại rau, lô rau có an toàn hay không... thì lại không hề có. Thậm chí, cơ sở này còn đi mua rau ngoài vùng rau an toàn để đưa vào siêu thị.

15-11-11_nh-1
Một hóa đơn bán lẻ của Metro ghi giá các loại rau, củ, quả của NCC Nguyễn Thị Tưởng cao gấp nhiều lần so với giá thực tế thu mua tại ruộng

Khi cơ sở không tiến hành công bố, thì chất lượng rau an toàn lại phụ thuộc hoàn toàn vào việc kiểm nghiệm lấy mẫu định kỳ của phía siêu thị.

Thế nhưng, về phía Metro thì lần lấy mẫu rau gần đây nhất đối với cơ cở bà Tưởng cũng là tháng 12/2015, tức là gần 4 tháng về trước. Vậy có ai đảm bảo cho số rau củ của NCC Nguyễn Thị Tưởng được gắn mác an toàn trên kệ hàng siêu thị này là an toàn, bởi các lô lấy mẫu cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Giá rau “nhảy đồng” từ hộ sản xuất đến Metro

Sau ghi đối chiếu hóa đơn nhập hàng của bà Tưởng từ các hộ dân/HTX, bảng kê hàng hóa bán ra (kèm theo đơn giá) của cơ sở Nguyễn Thị Tưởng cho siêu thị Metro và hóa đơn bán lẻ của siêu thị Metro cho người tiêu dùng (trong khoảng thời gian đầu tháng 4, là thời điểm không có biến động về giá cả), chúng tôi thực sự sửng sốt vì có sản phẩm siêu thị “thét giá” cao gấp 6 lần so với giá rau nhà cung cấp nhập.

15-11-11_nh-4
Bảng kê hàng hóa bán ra của cơ sở Nguyễn Thị Tưởng cho Chi nhánh Cty Mega Market (Việt Nam)

Ví dụ, với sản phẩm khổ qua, bà Tưởng nhập với giá chỉ 7.000 đồng/kg, bán cho siêu thị Metro 24.000 đồng. Sau khi đưa vào siêu thị, hàng hóa trên tiếp tục được đẩy giá lên thành 30.000 đồng. Như vậy, sau khi rời khỏi vùng sản xuất, khi đến tay người tiêu dùng, giá 1 kg mướp đắng tăng lên 23.000 đồng so với giá ban đầu.

Một dẫn chứng khác cũng khiến nhiều người kinh hoàng, đó là có thời điểm giá 1 kg dưa chuột được bà Tưởng nhập với giá 2.000 đồng/kg, bán cho siêu thị 7.000 đồng/kg. Kế đến, siêu thị lại đẩy giá từ 7.000 đồng lên 11.900 đồng (cao gấp xấp xỉ 6 lần so với giá thu mua tại ruộng).

Có những sản phẩm nhà cung cấp (NCC) Nguyễn Thị Tưởng “ăn” chênh lệch giá khá thấp, nhưng siêu thị lại đẩy giá tăng cả chục ngàn đồng/kg củ, quả. Ví dụ mặt hàng khoai tây Bắc loại I được nhà cung cấp nhập 9.500 đồng/kg, sau đó bán cho siêu thị 12.500 đồng/kg. Tuy nhiên, người tiêu dùng phải mua khoai tây Bắc loại 1 (NCC Nguyễn Thị Tưởng) với giá 21.500 đồng.

Vì sao giá rau ở siêu thị hơn ngoài chợ rất nhiều nhưng vẫn được người tiêu dùng mua? Chắc chắn có một lý do quan trọng, đó là họ tin vào 3 chữ “rau an toàn” của siêu thị Metro. Nhưng buồn thay, họ đã bị lừa dối.

Theo ông Nguyễn Duy Hồng, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định: nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng.

Nhưng riêng thực phẩm tươi sống liên quan trực tiếp đến sinh mạng của con người lại không có quy định về kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, cho nên không có chế tài xử lý kèm theo. Như thế, anh làm rau linh tinh lấn át anh làm rau an toàn.

Lượng rau, củ, quả tươi sống được tiêu dùng tại Hà Nội mỗi năm khoảng 1 triệu tấn. Nhưng, chỉ có 20.000 tấn là vào bếp ăn tập thể, cửa hàng, siêu thị. Trong đó, siêu thị khoảng 5.000 tấn, cửa hàng 5.000 tấn, còn lại là 10.000 tấn. Mà 10.000 tấn trong số đó cũng đang bị lợi dụng, đang trà trộn, đang vớ vẩn, chẳng ai kiểm soát.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm