| Hotline: 0983.970.780

Sinh khối trong nông nghiệp ở Nhật Bản

Thứ Năm 30/12/2010 , 09:39 (GMT+7)

Sinh khối (Biomass) được ghép từ 2 từ là Bio – những nguồn sinh học và mass – khối lượng lớn vật chất.

Hội nghị tham quan mô hình sử lý dầu mỡ sau khi sử dụng thành dầu Biodiesel tại làng na Duang, tỉnh Udon Thani, Thái Lan

Sinh khối (Biomass) được ghép từ 2 từ là Bio – những nguồn sinh học và mass – khối lượng lớn vật chất.

Theo Bộ Nông nghiệp, Rừng và Nghề cá Nhật Bản thì Biomass có nghĩa là sự phục hồi, như là những nguồn hữu cơ đã được chuyển hóa. Biomass chính là sự tập trung carbon vào trong nó vì vậy mà Biomass góp phần làm giảm lượng CO2 trong bầu khí quyển. Các tổ chức liên minh phi lợi nhuận của các nhà khoa học (UCS) cho rằng sinh khối như là một loại pin tự nhiên để lưu trữ năng lượng mặt trời. Khi nguồn nhiên liệu này được sản xuất bền vững thì nguồn năng lượng dự trữ này được xem là vô hạn.

Chính vì vậy, tháng 12/2002, Nhật Bản đã đưa ra một chiến lược quốc gia về xúc tiến việc sử dụng nhiên liệu sinh học với tên gọi “Chiến lược sinh khối Nippon”. Chiến lược đã được thông qua trong cuộc họp nội các của Chính phủ. Chiến lược này thiết lập kế hoạch hành động để thực hiện việc sử dụng sinh khối chất thải (phân gia súc, gia cầm…), sinh khối nông nghiệp (phế phụ phẩm nông nghiệp), cây trồng năng lượng (dầu cọ, bắp…) nhằm ngăn ngừa sự nóng lên của toàn cầu và hướng tới một xã hội theo hướng tái chế.

Trong chiến lược, khái niệm thị trấn sinh khối (Biomass Town) lần đầu tiên được đưa ra. Để thực hiện chiến lược này có sự tham gia, phối hợp của Văn phòng nội các Chính phủ, các Bộ như Nông lâm ngư nghiệp, Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Truyền thông, Kinh tế thương mại và Công nghiệp, Đất đai, Môi trường và Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải.

Sau hơn 3 năm thực hiện, ngày 31/3/2006, nội các chính phủ Nhật Bản đồng ý thông qua văn bản bổ sung, sửa đổi chiến lược này với nội dung khuyến khích, đẩy mạnh sử dụng năng lượng từ sinh khối phục vụ giao thông, phát triển thị trấn sinh khối với mục tiêu đạt được 300 thị trấn sinh khối vào hết năm 2010 và đẩy mạnh chích sách năng lượng sinh khối ở các nước châu Á.

Chính vì vậy, từ ngày 13-16/12/2010, Bộ Nông nghiệp, rừng và nghề cá Nhật Bản cùng với Bộ nông nghiệp và Hợp tác Thái Lan đồng tổ chức hội nghị quốc tế về: “Đẩy mạnh nhận thức thị trấn sinh khối ở các nước Đông Á”. Hội nghị được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Đến dự hội nghị có các thành viên đến từ các nước như Indonesia, Laos, Cambodia, Malaysia, Myanmar, Philippinne và Việt Nam.

Theo báo cáo của Tiến sỹ Yokoyama, Chủ tịch dự án Biomass tại Nhật Bản thì đến tháng 3/2007, đã có 90 thành phố, thị trấn sinh khối với nguồn sinh khối chủ yếu là phân gia súc từ hoạt động chăn nuôi hoặc chất thải từ thức ăn được chuyển hóa thành năng lượng sinh học hoặc phân compost. Tính đến nay, tại Nhật Bản đã có 286 thị trấn sinh khối trải dài khắp đất nước. Một số thị trấn sinh khối điển hình phải kể đến đó là thị trấn KONUHE, quận Konuhe, tỉnh Iwate. Tổng diện tích của thị trấn này là 130 km2 với 7.111 người (tháng 4/2006). Đây là khu vực chăn nuôi nổi tiếng với 499 con bò sữa, 550 con bò thịt, 22.746 con heo và 3.912.441 con gà. 98,2% sinh khối phân gia súc gia cầm ở đây được xử lý làm phân compost (dạng dung dịch và phân khối), sử dụng khí sinh học…

Thị trấn sinh khối MOSEGI tọa lạc tại quận Haga, tỉnh Jochigin có diện tích 172,7km2 với 16.403 người (năm 2005) có sinh khối chất thải là 3.228 tấn/năm (phân gia súc), chất thải sinh hoạt là 500 tấn/năm, lá cây 250 tấn/năm, rơm 200 tấn/năm và mùn cưa là 250 tấn/năm. Kết quả đạt được với 99,4% sinh khối chất thải được xử lý; sử dụng tái chế phân gia súc đạt 100%; xử lý chất thải thực phẩm đạt 96%; dầu ăn, bùn thải đạt 100% và xử lý mùn cưa, cành lá tỉa là 90%. Thị trấn đã xây dựng một trung tâm tái chế MIDORI-KAN như là hạt nhân của hệ thống tiếp nhận phần lớn lượng sinh khối phát sinh để xử lý thành phân bón compost, khí sinh học, dầu ethanol phục vụ vận tải và vật liệu xây dựng.

Xem thêm
Heo hơi tăng giá, người nuôi lãi 2 triệu đồng/tạ

BẾN TRE Heo hơi xuất bán tại chuồng ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đang có giá từ 64 - 67 nghìn đồng/kg, tăng 4 - 7 nghìn đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.