| Hotline: 0983.970.780

Sơn La: Gần 200 loại sản phẩm có thể tham gia OCOP

Thứ Năm 19/12/2019 , 09:58 (GMT+7)

Toàn tỉnh Sơn La hiện có gần 200 loại sản phẩm lợi thế có giá trị kinh tế, thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP trong tương lai gần.

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã tập trung triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng miền, qua đó tăng thu nhập cho người dân và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.

Lúa nếp tan Mường Và tham gia OCOP của tỉnh.

Với chiến lược đẩy mạnh phát triển du lịch và dịch vụ, Sơn La được đánh giá có rất nhiều lợi thế khi áp dụng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Bởi qua rà soát của các địa phương, Sơn La đang có khá nhiều sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền. Đáng chú ý là những sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền của Sơn La khá phong phú về chủng loại bao gồm 5 nhóm chính: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm, dịch vụ nông thôn.

Đến nay, tỉnh Sơn La đã có 9 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ và đã có thương hiệu, gồm: Cà phê Sơn La, cam Phù Yên, nhãn Sông Mã, xoài tròn Yên Châu, chè Shan tuyết Mộc Châu, rau an toàn Mộc Châu, chè Olong Mộc Châu, chè Tà Xùa và mật ong Sơn La... Đây là lợi thế lớn để các địa phương tiếp tục xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chỉ cần 1/3 số xã của Sơn La xác định được sản phẩm đặc trưng, thế mạnh thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, cùng với đó người nông dân cũng có thêm cơ hội làm giàu chính đáng với các loại sản phẩm đặc trưng của địa phương mình.

Định hướng của tỉnh Sơn La trong thời gian tới là sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thế mạnh trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác của người dân. Theo lộ trình, trước tiên Sơn La sẽ chọn sản phẩm nổi bật để phát triển trước rồi dần dần nhân rộng, tiếp đó sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng, vận động các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề tập trung sản xuất sản phẩm chất lượng, đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu…

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.