| Hotline: 0983.970.780

SPC chung tay làm cánh đồng lớn

Thứ Sáu 06/02/2015 , 06:05 (GMT+7)

Phong trào xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) ngày càng lan rộng, đặc biệt đang phát triển rầm rộ tại các tỉnh Nam bộ. 

Sự phối hợp làm CĐL của Phòng Nông nghiệp- PTNT; Trạm BVTV; Trạm Khuyến nông huyện Thạnh Hóa (Long An) và Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) đã đem lại hiệu quả lớn…

Long An là tỉnh có nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng phong phú, trong đó lúa là cây chủ lực. Năm 2013, việc tham gia xây dựng CĐL đã đưa sản lượng lúa của tỉnh đạt trên 2,8 triệu tấn, trở thành 1 trong 4 tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL (sau Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp).

Mô hình CĐL có sự tham gia, liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học), giúp nông dân yên tâm SX và thu lợi nhuận cao hơn. Ông Nguyễn Văn Thắng, xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa, Long An cho biết, trước đây, SX phải lo từ đầu tới cuối nên gặp rất nhiều khó khăn.

Từ khi tham gia CĐL được hướng dẫn sử dụng giống xác nhận, có năng suất, chất lượng cao nên rất yên tâm. Bên cạnh đó, SPC còn hỗ trợ kỹ thuật, thuốc BVTV. Hằng tuần đều có tổ kỹ thuật của huyện cùng bà con đi thăm đồng, kịp thời phát hiện sâu bệnh và có giải pháp xử lý nhanh nhất.

"Trước đây thấy có sâu bệnh là tôi đi mua thuốc BVTV về phun ngay, không cần biết liều lượng ra sao nên rất tốn kém lại không mấy hiệu quả. Nay thì được tổ kỹ thuật hướng dẫn và SPC cung cấp thuốc đầy đủ từ đầu tới cuối, tiền thì cuối vụ mới phải thanh toán nên yên tâm SX", ông Thắng chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Lựa, ấp 1, xã Sơn Tây, huyện Thạnh Hóa cũng cho biết: "Khi tham gia CĐL, tôi được tổ kỹ thuật cùng bác sỹ cây trồng của SPC hướng dẫn kỹ thuật nên sản lượng lúa đạt rất cao.

Trước đây nếu được mùa thì cao nhất cũng chỉ được 8 tấn/ha, nay đã đạt 9-10 tấn/ha. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn thu mua với mức giá cao hơn so với bên ngoài 100 đ/kg lúa. Trước mắt nếu chỉ tính năng suất bằng với các năm trước thì đã lời khoản phân, thuốc rồi".

Ông Phạm Huy Hoàng, Phòng Kinh doanh tiếp thị của SPC phấn khởi cho biết: "Cty vận động bà con tham gia CĐL từ đầu năm 2011, ban đầu chỉ 52 ha nhưng đến nay đã lên đến 730 ha và đang phấn đấu mở rộng trong những năm tới. 

2151413154
Họp thảo luận để rút kinh nghiệm

SPC cùng Trạm BVTV tổ chức tập huấn thường xuyên, giúp nông dân nhận dạng và cách phòng trừ các loại sâu bệnh để xử lý kịp thời. Hằng tuần đều đi thăm đồng cùng nông dân.

Tuy nhiên, vẫn còn một số bà con tham dự tập huấn chưa đều, còn bỏ buổi nên chưa nắm vững kiến thức. Trong khi đó mỗi sản phẩm, mỗi loại sâu bệnh lại có cách phòng trừ khác nhau. Nếu không tìm hiểu kỹ thì khi xảy ra sâu bệnh rất khó quản lý và phòng trừ triệt để".

Bà Mã Thanh Điền, Phó phòng NN-PTNT huyện Thạnh Hóa cho biết, trước đây nông dân tự sản tự tiêu, kỹ thuật còn hạn chế nên SX rủi ro rất cao. Nay họ tham gia CĐL có sự hợp tác của 4 nhà nên rất thuận lợi. Nhờ thăm đồng thường xuyên cùng những người có chuyên môn nên phát hiện sâu bệnh sớm, từ đó dùng đúng thuốc, đúng liều.

Qua đó giúp bà con tiết kiệm chi phí, chất lượng nông sản đảm bảo an toàn. Trong thời gian tới huyện sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cho nông dân thấy được lợi ích của mô hình.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Chia sẻ cách tiếp cận liên ngành theo chuỗi về an toàn thực phẩm

THỪA THIÊN - HUẾ Các đại biểu đã cùng chia sẻ kết quả nghiên cứu về an toàn thực phẩm từ Dự án 'Bảo vệ sức khỏe con người thông qua cách tiếp cận Một Sức Khỏe'.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.