| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng axit Humic cho cây trồng

Thứ Sáu 01/04/2011 , 08:15 (GMT+7)

Trong thành phần nhiều loại phân bón gốc và bón lá hiện nay, ngoài chất hữu cơ và các chất đa – trung – vi lượng thông thường còn có ghi thêm axit humic. Nhiều bà con viết thư về tòa soạn báo hỏi axit humic là chất gì và tác dụng cây trồng như thế nào. Bài viết sau đây giải đáp một phần câu hỏi này.

Trong tự nhiên xác bã thực vật được vi sinh vật phân hủy tạo thành một hợp chất hữu cơ phức tạp là chất mùn, một nhân tố quan trọng tạo nên dộ phì nhiêu của đất. Trong chất mùn chứa nhiều loại acit hữ cơ như axit humic, axit fulvic, axit fugavic…, gọi chung là axit mùn. Trong số đó axit humic chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Humic là loại axit hữu cơ phức tạp, cấu tạo bởi nhiều thành phần hóa học, có khối lượng phân tử lớn, màu nâu đen, trung bình chứa 50% cacbon, 40% oxy, 5% hydro, 3% nitơ còn lại là lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác. Thành phần chính của axit humic là các vòng cacbon thơm có gắn các nhóm chức hoạt động như các nhóm cacboxyl, quinon, methoxyl…Hoạt tính sinh học của axit humic phụ thuộc vào hàm lượng của các nhóm chức này và khả năng trao đổi ion của chúng.

Axit humic cùng với các axit mùn khác bón vào đất có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây do kích thích sự hoạt động của các men tham gia trong quá trình quang hợp. Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng nhanh. Ngoài ra axit humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn. Với các tác dụng trên, axit humic đang được khai thác sử dụng phổ biến trong các chế phẩm phân bón gốc và bón lá, chất kích thích sinh trưởng cây trồng và thuốc trừ bệnh cây.

Bình thường nếu bón các phân hữu cơ tự nhiên (như phân chuồng, phân xanh…) cũng sẽ tạo thành chất mùn và axit humic, ngoài việc tăng độ phì nhiêu cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và tăng sức đề kháng của cây. Tỉ lệ chất hữu cơ được phân hủy tạo thành mùn (gọi là hệ số mùn hóa) trong các loại phân chuồng đã ủ hoai trung bình 30 – 50%, phân xanh 20 – 30%. Than bùn là loại phân hữu cơ tự nhiên chứa một khối lượng khá lớn trong lòng đất, tạo thành các mỏ than bùn.

Ở nước ta đã phát hiện và thăm dò nhiều mỏ than bùn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thăm dò 8 mỏ than bùn (ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An) với trữ lượng khoảng 500 triệu m3. Than bùn ở các mỏ này có chất lượng tốt, hàm lượng mùn trung bình 40 – 50%, axit humic 20 – 30% và nhiều chất dinh dưỡng khác. Than bùn trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp chất hữu cơ và axit humic cho công nghệ sản xuất phân hữu cơ hiện nay.

Axit humic không tan trong nước nên cây không hấp thụ trực tiếp được, phải chuyển thành dạng muối humat tan được trong nước và giảm độ chưa mới sử dụng cho cây trồng. Công việc này gọi là sự hoạt hóa axit humic, có thể dùng các loại muối kiềm như muối natri, muối kali, thường dùng nhất là nước amoniac. Than bùn nghiền nhỏ trộn với 2 -3% nước amoniac rồi ủ khoảng 5 – 6 giờ là phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn.

 Chất đạm trong nước amoniac gắn với gốc hữu cơ của axit humic tạo thành humat amôn, vừa dễ hòa tan vừa thêm chất đạm và giảm độ chua. Một số bà con ủ than bùn với vôi để bón, như vậy chỉ giảm độ chua và cung cấp thên chất hữu cơ cho đất chứ không có tác dụng hoạt hóa vì tạo thành humat canxi cũng rất khó tan trong nước, cây không sử dụng được.

Cũng có thể dùng vi sinh vật để hoạt hóa than bùn nhưng thời gian hoạt hóa lâu hơn dùng các muối kiềm, có thể phải 2 – 3 tháng.

Than bùn sau khi hoạt hóa có thể dùng làm phân bón ngay hoặc phối trộn thêm với các phân khoáng đa, trung và vi lượng để tạo thánh các loại phân hữu cơ – khoáng, hoặc trộn với vi sinh vật có ích tạo thành phân hữu cơ – vi sinh. Các loại phân hữu cơ được chế biến từ than bùn đã hoạt hóa không những cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật và các chất dinh dưỡng cho đất mà còn sử dụng được tính chất kích thích sinh trưởng vả tăng sức đề kháng cho cây trồng của axit humic.

Các humat trong than bùn đã hoạt hóa cũng được tách chiết để chế thành các phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng và thuốc phòng trừ bệnh cây. Trong các chế phẩm phân bón thường ghi hàm lượng axit humic, cần hiểu rằng đây là humat, tức là muối của axit humic (giống như trường hợp thuốc trừ cỏ 2,4D chính là muối của axit 2,4D). Tùy loại chế phẩm mà hàm lượng axit humic khác nhau. Trong phân hữu cơ Đầu trâu BIORGANIC No1 dùng bón gốc hàm lượng axit humic là 2% cùng với 25% chất hữu cơ và các chất đa – trung - vi lượng. Trong một số phân bón lá hàm lượng axit humic thường cao hơn, như phân Đầu trâu MK-Đỏ chứa 18% K.humat.

Axit humic còn được sử dụng trong các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh cây, giúp tăng cường sức kháng bệnh cho cây như thuốc BIO-HUMAXIN chứa 5% K.Humat phòng trừ bệnh nghẹt rễ cho lúa và nhiều cây khác. Thuốc FULHUMAXIN chứa 3% K.Humat và 1%Fulvat (muối của axit fulvic) cùng với một số chất hữu cơ khác là thuốc sinh học phòng trừ nhiều loại bệnh như lở cổ rễ, đốm lá, sương mai cho cây trồng cạn và các bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá cho lúa.

Với tác dụng thích thích sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây, lại tương đối dễ khai thác và chế biến với khối lượng lớn từ các mỏ than bùn, axit humic đang trở thành hoạt chất hữu cơ được sử dụng ngày càng phổ biến, góp phần vào quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm