| Hotline: 0983.970.780

Kon Tum trồng mới 1.000 ha cà phê xứ lạnh

Thứ Hai 31/03/2025 , 08:42 (GMT+7)

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện trồng mới cà phê chè nhằm hoàn thành mục tiêu 1.000 ha trong năm 2025.

Cà phê xứ lạnh trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Cà phê xứ lạnh trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cà phê

Thích hợp trồng trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, khí hậu mát lạnh quanh năm, cà phê chè Arabica (người địa phương thường gọi là cà phê xứ lạnh) là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Kon Tum và đang được phát triển mạnh mẽ.

Trong năm 2025, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu trồng mới 1.000 ha cà phê xứ lạnh để nâng tổng diện tích lên hơn 5.000 ha. Theo đó, cà phê xứ lạnh sẽ tập trung trồng ở các huyện chủ lực như: Đăk Glei (300ha), Tu Mơ Rông (350ha), Kon Plông (350ha). Thời gian qua, người dân cùng chính quyền địa phương đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về đất, giống, nhân lực… nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Để đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, tỉnh Kon Tum đã giao cho các địa phương rà soát lại quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để trồng cà phê xứ lạnh một cách hiệu quả. Đồng thời, các địa phương tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cà phê xứ lạnh.

Bà Nguyễn Thị Thức, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông cho biết, ngay khi có kế hoạch, huyện Kon Plông đã chỉ đạo cho các xã rà soát diện tích đất trong các hộ dân để thực hiện trồng mới cà phê, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đưa ra.

Để có quỹ đất trồng mới cà phê hiệu quả, UBND các xã đã vận động, tuyên truyền người dân phá bỏ những vườn cây cà phê già cỗi, không còn khả năng sinh trưởng để thực hiện tái canh. Đồng thời, chuyển đổi những diện tích trồng khoai mì kém hiệu quả và những vùng đất trống sang trồng cà phê.

Tại huyện Tu Mơ Rông, ngay khi được giao chỉ tiêu, địa phương đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án khôi phục và phát triển cây cà phê xứ lạnh năm 2025 trên địa bàn.

Chủ động nguồn cây giống

Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, huyện đã đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Môi trường làm đầu mối triển khai các giải pháp chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, cho năng suất thấp sang trồng cà phê xứ lạnh. Bên cạnh đó, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng nhằm phục vụ phát triển cà phê xứ lạnh; phối hợp với UBND các xã hướng dẫn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo quỹ đất để thực hiện dự án phát triển vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện.

Giống cà phê xứ lạnh được trồng mới tại Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Giống cà phê xứ lạnh được trồng mới tại Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong khi đó, ông Lê Viết Nam, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho biết, huyện chỉ đạo các ban ngành và địa phương lồng ghép, bố trí các nguồn vốn để hỗ trợ cho người dân về cây giống cà phê xứ lạnh, kỹ thuật để đảm bảo trồng mới 300 ha được giao trong năm nay.

Để hoàn thành kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum cũng như UBND các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông đã chủ động nguồn cây giống chất lượng, đáp ứng đầy đủ cho mục tiêu trồng mới 1.000 ha.

Điển hình như huyện Kon Plông đã phối hợp với Viện WaSi, Trường Đại học Cần Thơ ươm được khoảng 2.000.000 cây giống cà phê xứ lạnh (trồng khoảng 400 ha), vượt kế hoạch giao 114%.

Sở Nông nghiệp và Môi trường cũng đã chuẩn bị 130.000 cây giống cà phê xứ lạnh để xây dựng các mô h́ình trình diễn trên địa bàn 3 huyện với tổng diện tích 26 ha.

Ông Nguyễn Tấn Liêm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum cho biết, đến nay tổng số cây giống cà phê xứ lạnh chuẩn bị cho trồng mới trên địa bàn tỉnh có hơn 5.000.000 cây, tương đương trồng mới được hơn 1.000 ha theo mục tiêu đề ra.

“Nhìn chung, qua rà soát, nguồn cây giống triển khai tại các vườn ươm gồm các loại TN1, TN2 và THA1… đảm bảo chất lượng, giống có năng suất, chất lượng cao”, ông Nguyễn Tấn Liêm cho biết.

Xem thêm
Khó bố trí quỹ đất di dời cơ sở chăn nuôi

SƠN LA Trên địa bàn Sơn La, một số cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác quy hoạch vùng chưa gắn định hướng phát triển lâu dài.

Không cấp vacxin cho các hộ gia đình tự tiêm phòng dại

THÁI NGUYÊN Địa phương không cấp vacxin cho hộ gia đình tự tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo nhằm tránh trường hợp không đảm bảo chất lượng, không tạo được miễn dịch bảo hộ cao.

Khuyến nông An Giang 30 năm thực hiện sứ mệnh hỗ trợ nông dân

AN GIANG Sau 30 năm hình thành và phát triển, khuyến nông An Giang đã đóng góp quan trọng nâng cao giá trị nông sản và phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Bảo hộ thương hiệu cua biển Trà Vinh

TRÀ VINH UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ, tạo lập, quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cua biển.

Cán bộ giữ rừng được hưởng trợ cấp thương binh: Chính sách nhân văn

Nghệ An Với tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 52%, anh Trịnh Văn Hà, thuộc lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của BQLRPH Nghi Lộc được hưởng trợ cấp thương binh.