| Hotline: 0983.970.780

Sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ rừng gắn với khai thác thủy sản bền vững

Thứ Hai 23/10/2023 , 16:26 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Nhóm đồng quản lý được thành lập đã huy động tốt sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng gắn với khai thác thủy sản bền vững.

Người dân thu hoạch ốc len tại rừng phòng hộ trên địa bàn xã An Thạnh 3, Cù Lao Dung. Ảnh: Kim Anh.

Người dân thu hoạch ốc len tại rừng phòng hộ trên địa bàn xã An Thạnh 3, Cù Lao Dung. Ảnh: Kim Anh.

Từ mô hình hỗ trợ sinh kế thuộc Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (WB9) triển khai thí điểm tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng vào năm 2019, đến nay, địa phương đã hình thành và nhân rộng thêm nhiều diện tích nuôi thủy sản dưới tán rừng.

Đặc biệt là sự ra đời của các nhóm đồng quản lý vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển nuôi trồng thủy sản. Điển hình như mô hình nuôi ốc len, ba khía của nhóm đồng quản lý ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam hay mô hình nuôi ốc len - ba khía - cá thòi lòi ở tổ quản lý, bảo vệ rừng ấp An Quới, xã An Thạnh 3…

Bà con trong các nhóm đồng quản lý này nhận thức rõ khi rừng phát triển, điều kiện nuôi trồng thủy sản sẽ được mở rộng, thu nhập từ đó cũng tăng lên. Từ đó ý thức, trách nhiệm của người dân có chuyển biến rõ rệt. Người dân phối hợp cùng địa phương tham gia tuần tra, bảo vệ các loài thủy sản được thả nuôi.

Khu vực rừng ven bãi bồi ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sản xuất hiện theo mùa như: sò huyết, cá ngát, cá bóng sao… Đa số nguồn thu nhập của người dân nơi đây gắn liền với nghề khai thác, đánh bắt ven bờ. Do đó, việc phát triển nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng rất cần thiết để giảm cường lực khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sản tự nhiên, nhưng vẫn đảm bảo sinh kế thu nhập ổn định vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.

Đánh bắt thủy sản tại bãi bồi khu vực rừng phòng hộ Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Ảnh: Kim Anh.

Đánh bắt thủy sản tại bãi bồi khu vực rừng phòng hộ Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Ảnh: Kim Anh.

Qua chia sẻ của một số hộ dân nơi đây, rừng phát triển đã tạo không gian sinh trưởng tự nhiên cho các loài thủy sản. Bà con đều đồng thuận và góp sức cùng các thành viên nhóm đồng quản lý để cây rừng vươn cao phát triển.

Dọc chiều dài bờ biển tỉnh Sóc Trăng, đến nay đã hình thành được 5 nhóm đồng quản lý nghề cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với công tác bảo vệ rừng phòng hộ. Các nhóm được thành lập dựa trên tinh thần tự nguyện và cam kết thực hiện khai thác thủy sản đúng quy định. Lực lượng này trở thành nòng cốt giúp ngành nông nghiệp phổ biến, vận động ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản hợp lý trên các ngư trường.

Ông Lư Tấn Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận, để việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mang lại hiệu quả hơn, các mô hình đồng quản lý phải được áp dụng trên toàn bộ vùng biển ven bờ của tỉnh. Đồng thời, cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan để hỗ trợ kịp thời hoạt động của nhóm trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản. 

Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục phát triển, hỗ trợ sinh kế cho ngư dân vùng ven biển giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào khai thác nguồi lợi thủy sản tự nhiên. Từ đó, huy động tốt sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ gắn với bảo vệ rừng phòng hộ ven biển của tỉnh.

Các nhóm đồng quản lý tích cực tham gia bảo vệ rừng phòng hộ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng. Ảnh: Kim Anh.

Các nhóm đồng quản lý tích cực tham gia bảo vệ rừng phòng hộ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng. Ảnh: Kim Anh.

Thời gian qua, việc bảo vệ nguồn lợi ven biển gắn với công tác bảo vệ rừng phòng hộ tại tỉnh Sóc Trăng đã đóng góp tích cực vào công tác ổn định sinh kế, phòng tránh thiên tai cho cộng đồng ngư dân.

Đứng trước thách thức nguồn lợi thủy sản ven biển đang phải đối mặt với cường lực khai thác quá mức, mang tính tận diệt, mất dần khả năng tự tái tạo, phục hồi, việc thành lập các nhóm đồng quản lý nghề cá ven bờ thật sự cần thiết và trở thành giải pháp giúp ngư trường được bảo vệ.

Đây cũng là cơ hội lập lại trật tự khai thác thủy sản vùng nước ven bờ, tạo điều kiện tốt cho nguồn lợi thủy sản ven bờ được khôi phục và phát triển.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm