| Hotline: 0983.970.780

Sunato 800WG - Thuốc thế hệ mới trừ sâu hại lúa

Thứ Ba 30/08/2011 , 10:21 (GMT+7)

Hiện nay sâu cuốn lá đã xuất hiện phá hại trên nhiều diện tích trồng lúa ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội…

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh kéo dài đến ngậm sữa dễ dẫn đến làm cây lúa nghẹn đòng không trỗ được hoặc gây bông lép, mất năng suất nghiêm trọng. Hàng năm ở miền Bắc sâu cuốn lá nhỏ thường có 8 lứa, 2 giai đoạn bị hại chính là thời kỳ lúa đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng - trỗ. Một con sâu đến tuổi trưởng thành thường hại từ 3-5 lá. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng mưa nhiều và nắng mưa xen kẽ sâu cuốn lá lúa dễ hại nặng và hiện tượng gối lứa rất phổ biến.

Một số nơi khi sâu cuốn lá phát triển rộ, bà con thường dùng cành tre để chải bung tổ sâu cuốn lá kết hợp phun thuốc hoá học để diệt trừ. Trong 4 nguyên tắc phòng trừ sâu cuốn lá lúa có 2 nguyên tắc dùng đúng thuốc và phun thuốc đúng lúc là 2 vấn đề thường bà con gặp nhiều khó khăn hơn cả trong quá trình thực hiện do thị trường có rất nhiều thuốc song không biết thuốc nào thật tốt để lựa chọn.

Mặt khác khi bà con phun thuốc trừ sâu cuốn lá lúa thuờng đã muộn (không đúng lúc) nhất là trong tình hình những năm gần đây thời tiết luôn thay đổi thất thường, trên một ruộng lúa có nhiều lứa sâu cuốn lá gối nhau trong vụ (cả sâu tuổi non và tuổi lớn cùng phá hại) dẫn đến hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá lúa trong sản xuất thường không cao.

Để giúp bà con giảm bớt chi phí sản xuất, chủ động phòng trừ có hiệu quả các loài dịch hại sâu cuốn lá và rầy nâu hại lúa, thuận tiện hơn trong việc lựa chọn thuốc và đơn giản hơn trong việc thực hiện nguyên tắc phun thuốc đúng lúc trên đồng ruộng, chúng tôi giới thiệu thuốc Sunato 800WG. Đây là một sản phẩm công nghệ mới trừ sâu cuốn lá lúa kết hợp phòng trừ rầy nâu rất hiệu quả của Công ty Bayer.

- Thuốc Sunato 800WG là sự kết hợp của 2 hoạt chất Fipronil và Imidacloprid có tác dụng phòng trừ sâu cuốn lá lúa triệt để, cùng một lúc diệt cả sâu non và sâu tuổi lớn (chỉ 3-4 ngày sau khi phun, sâu tuổi 4-5 đều chết), ruộng sạch sâu cuốn lá. Điều này giúp bà con yên tâm, vì trong trường hợp trên ruộng có nhiều lứa sâu cùng phá hại hoặc lỡ phun thuốc muộn ở tuổi sâu đã lớn thuốc vẫn phát huy tác dụng cho hiệu quả tốt.

- Do đặc tính thuốc lưu dẫn kéo dài đồng thời do tác động kép của cả 2 hoạt chất nên đã hạn chế khả năng kháng thuốc của sâu hại. Mặt khác thuốc này còn có tác dụng kiểm soát tốt rầy nâu ở giai đoạn đầu, giảm bớt sự phá hại của các loại côn trùng chích hút hại lúa khác thuộc họ muội bay (Delphacidae), bọ trĩ... (vì cả 2 hoạt chất này đều có tác dụng trừ rầy).

- Đặc biệt thuốc Sunato 800 WG có tác dụng tăng cường khả năng sinh trưởng của cây lúa dẫn đến bộ lá lúa xanh hơn, đòng to, lúa cứng cây và bộ rễ phát triển mạnh nên chống đổ ngã tốt. Do tăng khả năng phát triển bộ lá lúa nên sau khi phun thuốc, cây lúa đã bị sâu hại phục hồi rất nhanh. Đối với những ruộng lúa bị nhiễm mặn phèn, phun thuốc Sunato 800WG có tác dụng giúp cây lúa tăng cường khả năng chống chịu phèn, mặn tốt hơn.

- Thuốc Sunato 800 WG khá thân thiện với môi trường do ít ảnh hưởng đến đời sống các loài thiên địch (ong mắt đỏ, nhện bắt mồi, chuồn chuồn...) trên đồng ruộng. Liều lượng thuốc sử dụng ít trên một đơn vị diện tích lúa (chỉ 0,1 kg thuốc thương phẩm/ha).

- Hiện nay trên thị trường đã có thuốc Sunato 800WG của Công ty Bayer, thuốc dạng hạt dễ hoà tan trong nước, đóng bao gói nhỏ 5g rất tiện sử dụng. Để phòng trừ sâu cuốn lá lúa, bà con pha 1gói (5 g) vào 1bình 16 lít, phun 2 bình nước thuốc trên cho 1 công đất (1.000 m2). Phun thuốc ở thời điểm 5-7 ngày sau khi thấy bướm ra rộ cho hiệu quả rất cao và kéo dài.

Trong trường hợp có cả rầy nâu phá hại, theo kinh nghiệm của nhiều bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng thuốc Sunato 800 WG, chỉ cần tăng số bình (3-4 bình) 16 lit/công đất cho hiệu quả trừ rầy tốt mà không phải dùng thêm thuốc trừ sâu nào nữa.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Bắc Giang làm mô hình trồng dẻ Trùng Khánh

Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi dẻ ván Cao Bằng cho hạt to, giá trị kinh tế cao, khác hẳn với loại dẻ thóc vốn mọc nhiều ở Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm