| Hotline: 0983.970.780

Supe Lâm Thao góp phần giảm tình trạng ruộng hoang lan tràn

Thứ Sáu 10/09/2021 , 18:27 (GMT+7)

Dăm năm trở lại đây, tình trạng bỏ ruộng hoang như một đám cháy bắt đầu loang ra khắp các tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung, đặc biệt là ở những nơi cận đô thị…

Phần bởi tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp do chuyển sang công nghiệp, dịch vụ, phần bởi hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác ngày càng kém hấp dẫn. Như ở tỉnh Phú Thọ, lúc đầu diện tích bỏ hoang phần lớn ở trong vụ mùa, rơi vào khoảng 1.000 ha, thuộc các chân đất xấu, trũng quá cấy lúa bấp bênh, cao quá nước lúc không lúc có hoặc xen kẹt ven đồi, ven khu dân cư phát sinh ra nhiều sâu bệnh, chuột bọ phá hoại.

Về sau, ngay cả những chỗ dễ canh tác, đất tốt, tưới tiêu đảm bảo dân cũng bắt đầu bỏ vụ mùa, thậm chí có nơi còn bỏ liền hai, ba vụ liên tiếp, diện tích này tập trung nhiều ở Thị xã Phú thọ, huyện Thanh Thủy, huyện Phù Ninh…

Thế nhưng ngay ở trong vùng cận đô thị lớn nhất là Thành phố Việt Trì vẫn có những xã như Thanh Đình không bỏ ruộng hoang mà phát triển kinh tế nông nghiệp khá tốt nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là bón phân cân đối.

Trước tiên là một thứ đặc sản rất mới: thanh long ruột đỏ. Nếu ai đã từng một lần ăn thanh long ruột đỏ trồng ở phía Bắc thì mọi loại thanh long ruột đỏ khác đều trở nên nhạt nhẽo, kém ngon bởi điều kiện thổ nhưỡng khác biệt mà nhất là khí hậu có một mùa đông lạnh, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn giúp cây tích lũy chất rất tốt.

Lão nông Lê Đình Đài. Ảnh: Tư liệu.

Lão nông Lê Đình Đài. Ảnh: Tư liệu.

Lão nông Lê Đình Đài là một trong những người tiên phong trong xã trồng thanh long ruột đỏ bảo mảnh vườn của mình không lớn, trước ông có trồng một số cây ăn quả nhưng theo kiểu tạp nên không thu được mấy tiền.

Nghe đài tuyên truyền về chuyện thanh long ruột đỏ Bắc tiến cho hiệu quả kinh tế cao nên ông liền đầu tư cải tạo mặt bằng đất vườn, cắm cọc bê tông để trồng 60 gốc thanh long. Sau hơn 2 năm, cây đã cho thu hoạch đều đặn. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ dịch hại cho cây hợp lý, đủ thời gian cách ly nên sản phẩm của nhà ông làm ra đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Dù quả thanh long ông trồng kích cỡ có nhỏ hơn loại thanh long trồng ở miền Trung nhưng ăn rất ngọt và có mùi thơm đặc trưng nên người tiêu dùng nào khi ăn cũng đều khen tấm tắc, sản phẩm không có đủ để mà bán.

Mỗi năm thanh long ruột đỏ cho thu hoạch 5 lứa quả, giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/kg đã đem lại cho gia đình ông khoản lãi trên 20 triệu đồng/năm, tức mỗi gốc lãi được tới hơn 300.000 đ/năm. Và chỉ cần đầu tư lớn một lần lúc kiến thiết vườn rồi chăm sóc hàng năm là thanh long có thể cho thu hoạch liên tiếp tới trên 20 năm.

Một vườn thanh long thiết kế rất đẹp ở phía Bắc. Ảnh: NNVN.

Một vườn thanh long thiết kế rất đẹp ở phía Bắc. Ảnh: NNVN.

Hỏi ông bí quyết sao cho trồng thanh long đạt năng suất và chất lượng như vậy, ông bảo tất cả nhờ vào khâu chăm sóc và bón phân. Việc làm đất rồi bón lót của ông rất cẩn thận, kết hợp cả phân hữu cơ và phân bón vô cơ của Công ty CP Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao để phù hợp với nhu cầu “ăn nhanh”, “ăn chậm” của cây.

Cụ thể, phân chuồng 5 - 10 kg/cọc; NPK-S*M1 5.10.3-8: 0,5 kg/cọc. Sau đó ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, năm đầu tiên, năm thứ hai ông bón NPK-S 16.16.8: 0,1 kg/cọc/lần và theo chu kỳ bón mỗi tháng 1 lần. Khi đến thời kỳ thu hoạch, tức năm thứ ba trở đi, thì chuyển sang bón phân NPK-S*M1 12.5.10-14 theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất và cán bộ kỹ thuật.

Dễ tính và tốn ít suất đầu tư hơn thanh long ruột đỏ là sắn, hầu như đất nào trồng cũng hợp, ai trồng cũng được, tuy nhiên để đạt được kết quả kinh tế khá lại là một chuyện khác. Đã từ lâu, cây sắn gắn bó với người dân xã Thanh Đình, trước đây, thời bao cấp đói nó là loại lương thực quan trọng từ củ để ăn, lá để làm dưa chua nhưng nay thì chủ yếu dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm, bán ra ngoài là chính, ngay cả dưa chua muối từ sắn cũng được nâng cấp lên thành đặc sản.

Hiện người dân trồng các loại sắn giống mới, cao sản, năng suất đạt gần 20 tấn/ha. Với tổng diện tích trồng 45 ha, sắn là một nguồn thu không nhỏ. Ông Bùi Phú Hưởng chỉ với 5 sào sắn mà nuôi được con ăn học, sắm sanh được đồ đạc trong nhà. Mùa vụ trồng tháng 1 nhưng tháng 10 đã cho thu hoạch, trong đó ông luôn dùng phân NPK-S của Công ty để đảm bảo năng suất, chất lượng củ.

Cây sắn ở xã Thanh Đình. Ảnh: Tư liệu.

Cây sắn ở xã Thanh Đình. Ảnh: Tư liệu.

Vì là cây trồng có đặc tính “ăn khỏe” nếu không chăm bón cẩn thận sẽ nhanh chóng hút cạn dinh dưỡng trong đất nên đã từ lâu sắn bị người ta “quy chụp” là nguyên nhân gây ra hiện tượng đất bạc màu.

Tuy nhiên, có một cách khắc phục điều đó dễ dàng là áp dụng quy trình bón phân khép kín nhằm cung cấp cân đối, đầy đủ các thành phần đa, trung, vi lượng để cây sắn sinh trưởng, phát triển tốt và không làm bạc màu đất.

Anh Phạm Đức Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao khuyên người nông dân nên bón lót bằng phân NPK-S*M1 5.10.3-8 Lâm Thao với lượng 13-15kg/sào để giúp cây sắn có lân phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi.

Bón thúc sử dụng phân NPK-S*M1 12.5.10-14 Lâm Thao với lượng 17-20kg/sào để giúp cây sắn có đạm đẻ nhánh, phát triển thân lá. Khi giai đoạn vào củ cần kali để làm cứng cây, chắc củ, tích lũy dinh dưỡng, tăng hàm lượng bột bên trong…

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?