| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu theo hướng nào?

Thứ Năm 20/02/2014 , 09:34 (GMT+7)

Ngày 19/2/2014, tại TP Vinh, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác SXKD năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014.

Ngày 19/2/2014, tại TP Vinh, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác SXKD năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014. Đồng chí Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cùng đồng chí Bùi Văn Cường, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp TW đã về dự và chỉ đạo Hội nghị.

KHÓ KHĂN CHỒNG CHẤT

Tại diễn đàn hội nghị, ông Nguyễn Nam Hải, Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê (TCty cà phê) cho biết: TCty cà phê hiện có 58 đơn vị thành viên với trên 33.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có 34 đơn vị SX nông nghiệp (gồm 7 doanh nghiệp thuộc công ty mẹ và 27 doanh nghiệp là Cty TNHH MTV) phân bố trên địa bàn cả nước.

Tuy nhiên do ảnh hưởng bất lợi của tình trạng biến đổi khí hậu nên ngay từ đầu năm 2013 hàng loạt các đơn vị thành viên đều gặp khó khăn. Nhất là tình trạng thiếu nước làm trên 300 ha lúa nước không gieo trồng được, hàng nghìn ha cà phê ra hoa sớm không chính vụ đã bị rụng hàng loạt khiến năng suất giảm.

Trong tổng số 14.271 ha cà phê kinh doanh, có tới 65% diện tích cà phê là giống cũ, năng suất thấp và đã già cỗi (trên dưới 30 năm) đang cần phải tái canh lại bằng các giống cà phê mới cho năng suất cao hơn. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao năng suất cà phê bình quân của các doanh nghiệp thuộc TCty thấp hơn năng suất bình quân của cả nước từ 2,1 đến 2,5 tạ/ha.

Đã thế, do tình trạng nợ cũ quá lớn cộng với lãi suất ngân hàng quá cao, bị ngân hàng đóng cửa các khoản vay nên công tác tái canh nhằm thay đổi chất lượng, hiệu quả vườn cây, đưa khoa học, công nghệ mới để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm cũng bị ảnh hưởng (cả năm 2013 chỉ tái canh được 513 ha).


Thứ trưởng Hà Công Tuấn trao đổi với các đại biểu

Việc quản lý, sử dụng đất đai tại nhiều đơn vị còn lỏng lẻo nên số diện tích khoán theo Nghị định 01 trước đây hiện rất khó thu hồi để chuyển sang khoán theo Nghị định 135. Hàng nghìn ha cà phê khoán có đầu tư theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP, tại các đơn vị thành viên cũng không có vốn để đầu tư như mong muốn nên diện tích được đầu tư chỉ chiếm 25-30%, còn lại do người lao động nhận khoán đầu tư.

Do đó hầu hết các nông trường trực thuộc và phần lớn các đơn vị thành viên khác đều lâm vào tình trạng không quản lý được sản phẩm trên diện tích được giao khoán...

Đó là chưa kể việc giao nhận khoán giữa 2 bên giao và nhận khoán tại một số đơn vị thiếu dân chủ, công khai, minh bạch nên chưa tạo được sự đồng thuận khiến đơn thư khiếu nại của người lao động tại một số đơn vị thành viên gửi lên Chính phủ, các Bộ, Ngành nhiều và phức tạp hơn.

XỐC LẠI ĐỂ PHÁT TRIỂN

Ông Nguyễn Nam Hải cho rằng: Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hiện là lĩnh vực nan giải nhất của TCty cà phê từ nhiều năm nay. Đây cũng là tồn tại lớn nhất gây khó khăn cho công tác tái cấu trúc ngành cà phê trong năm 2013 và các năm tiếp theo.

Theo ông Hải, từ năm 1995 trở về trước tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của TCty chiếm tới 25-28% của cả nước. Hàng loạt công ty ngay sau thời kì hoàng kim này đã lâm vào tình trạng bị thua lỗ kéo dài. Một số công ty XNK mới được thành lập cũng rơi vào tình trạng tương tự.

 Lãi suất, nợ quá hạn, nợ xấu đã trở thành gánh nặng tài chính cho TCty khiến lĩnh vực kinh doanh XNK bị đình trệ và giảm hẳn cả số lượng lẫn kim ngạch. Bởi vậy, năm 2013 kết quả SXKD của TCty vẫn gần như “dẫm chân tại chỗ”. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 40 triệu USD.

Trước tình hình trên, trong năm 2013 TCty đã triệu tập rất nhiều cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị thành viên để xốc lại lĩnh vực này. Theo đó TCty đã ủy quyền cho Vinacafe Đà Lạt được làm đầu mối xuất khẩu duy nhất. Các đơn vị khác chỉ tham gia cung ứng, ủy thác cho đơn vị này và kinh doanh nội địa.

Đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong việc xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân người đứng đầu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài từ 2 năm trở lên; miễn nhiệm, cách chức, chuyển công tác gắn với việc khắc phục hậu quả mà mình gây ra. Tăng cường giám sát và giám quản đối với công tác XNK.

 Nhờ đó công tác XNK cà phê từ cuối 2013 đến nay đã có nhiều khởi sắc, cán bộ, công nhân viên đã có việc làm. Đến hết tháng 2/2014, Vinacafe Đà Lạt đã xuất khẩu được trên 8.000 tấn. Phấn đấu trong niên vụ 2013 – 2014 sẽ xuất khẩu được từ 50.000 đến 60.000 tấn sản phẩm và 150.000 tấn vào các niên vụ tiếp theo.

Về lĩnh vực tài chính, năm 2013, TCty đã tập trung xử lý dứt điểm đối với các khoản nợ lớn đã đeo bám TCty suốt 10 năm qua. Trong đó xử lý vốn AFD được 217,4 tỷ đồng. Chính phủ đồng ý xóa nợ 160,1 tỷ đồng do 9.215,8 ha diện tích cà phê bị mất trắng và 2.101,8 ha bị hư hại toàn bộ; cùng với việc thanh lý toàn bộ máy móc, thiết bị nhà xưởng... với tổng số nợ 57,3 tỷ đồng..

Nguồn vốn ODA bao gồm nợ gốc + lãi + phí của TCty trên 73,6 tỷ đồng cũng được Chính phủ đồng ý xóa 49,8 tỷ đồng. Số nợ còn lại được khoanh nợ trong vòng 3 năm. Khoản nợ Ngân hàng NN-PTNT được xóa 108 tỷ đồng... Chính những giúp đỡ trên của Chính phủ đã góp phần TCty cà phê vượt qua muôn vàn khó khăn để đứng dậy: Chuyển từ SXKD thua lỗ sang có lãi, tạo nền tảng cho một bước phát triển mới.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho rằng:

Để tái cơ cấu lại TCty Cà phê Việt Nam, theo chủ trương của Chính phủ, năm 2014 ngoài việc phải chuẩn hóa đội ngũ quản lý, TCty tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị thành viên theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh.

Theo đó, TCty phải xác định và đẩy mạnh việc cổ phần hóa và giải thể tại các công ty TNHH MTV làm ăn thua lỗ. Bản thân TCty chỉ làm dịch vụ và thị trường để nắm giữ vai trò nòng cốt trong thị trường XNK cà phê của cả nước, tiến tới chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp nước ngoài thao túng thị trường cà phê của Việt Nam.

Đẩy nhanh lộ trình thoái vốn đối với những lĩnh vực đầu tư không hiệu quả. Riêng lĩnh vực tái canh diện tích cà phê hiện có là cần thiết nhưng không phải làm bằng mọi giá thông qua việc TCty bỏ tiền ra mà phải vận dụng và huy động từ các nguồn vốn hiện có theo hình thức xã hội hóa để tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh cho cây cà phê.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm