| Hotline: 0983.970.780

Tái đàn lợn cả nước đạt gần 82% so với trước dịch

Thứ Tư 26/08/2020 , 14:06 (GMT+7)

Do việc tái đàn lợn kịp thời nên tính đến 1/7, tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 25,18 triệu con, tương đương gần 82% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch.

12 tỉnh tăng đàn, tái đàn lợn đạt trên 100%

Trong đó, có 12 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100% (trung bình là 118,3%) so với thời điểm trước khi có dịch (tháng 12/2018). Đứng đầu là Bình Phước đạt 164,7%; tiếp đến là Bình Định, Kon Tum, Đăk Nông, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Yên Bái, Hòa Bình, Tây Ninh, Sơn La, Lâm Đồng, Khánh Hòa.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình tái đàn lợn tại TP. Hải Phòng tháng 7/2020. Ảnh: Tùng Đinh

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình tái đàn lợn tại TP. Hải Phòng tháng 7/2020. Ảnh: Tùng Đinh

9 tỉnh khác đã có tỷ lệ tái đàn lợn từ 90 đến dưới 100% (trung bình tái đàn 94,3% so với 31/12/2018); 20 tỉnh đã có tỉ lệ tái đàn tử 70 đến dưới 90% (trung bình tái đàn 81,0%) và chỉ còn 22 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tái đàn mới đạt dưới 70% (trung bình tái đàn chỉ đạt 55,5% so với 31/12/2018).

So với thời điểm 31/12/2018, vùng có tỉ lệ tái đàn lợn cao nhất là vùng Đông Nam Bộ, với tỉ lệ tái đàn đạt trên 100; thấp nhất là vùng ĐBSCL (đạt 60,9%); còn lại vùng khác như Tây Nguyên đạt 96%, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đạt 93,9%, Trung du Miền núi phía Bắc đạt 80, 2% và ĐBSH tái đàn đạt 68%.

So với 1/1/2020, tỉ lệ tái đàn tính tới đầu tháng 7/2020 của cả nước đã đạt 111,6%, cao nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (đạt 117,2%), thấp nhất là Trung du Miền núi phía Bắc (đạt 108,2%), các vùng khác như ĐBSCL đạt 114,6%, Tây Nguyên 111,2%, Đông Nam Bộ 110,8% và ĐBSH 109,7%.

Cùng với đó, việc tái đàn, tăng đàn tại các doanh nghiệp lớn cũng đã được đẩy nhanh. Cụ thể theo báo cáo của 16 doanh nghiệp và đơn vị chăn nuôi lợn lớn: Đàn lợn thịt đến tháng 7/2020 đạt trên 4,88 triệu con, tăng so với 1/1/2019 (trước khi xảy ra Dịch tả lợn Châu Phi - DTLCP) là 52,8%, tăng so với 1/1/2020 là 46,8%. Kế hoạch của 16 doanh nghiệp đến hết Quý III/2020, tổng đàn lợn sẽ đạt 5,17 triệu con và Quý IV/2020 đạt 5,36 triệu con (tăng 68% so với 1/1/2020).

Biến động tổng đàn lợn cả nước từ khi xẩy ra DTLCP đến 1/7/2020 (đơn vị tính: triệu con). Đồ họa: Lê Bền.

Biến động tổng đàn lợn cả nước từ khi xẩy ra DTLCP đến 1/7/2020 (đơn vị tính: triệu con). Đồ họa: Lê Bền.

Đối với đàn lợn nái, đến tháng 7/2020, theo báo cáo của các địa phương tổng đàn nái của cả nước đạt trên 2,93 triệu con, tăng hơn 7,7% so với 01/01/2020, đạt 99,8% so với kế hoạch của Quý II/2020 (trong đó có 115 nghìn con cụ kỵ và ông bà).

Cùng với đàn nái, đến tháng 7/2020 cả nước có trên 56 ngàn con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái. Mặc dù, đàn nái như vậy nhưng từ tháng 10/2019 các cơ sở mới bắt đầu phối giống sau đó mới tái đàn, nên đến cuối Quý III đầu Quý IV/2020 mới cơ bản đủ con giống cho sản xuất.

Trong điều kiện hiện tại khó khăn về giống, các cơ sở chăn nuôi đã tăng tỷ lệ chọn lợn giống, kết quả đã tăng được trên 18 nghìn con nái cụ kỵ và ông bà. Với số lượng trên 18 nghìn con đã bù đắp kịp thời số lượng lợn cụ kỵ và ông bà giảm đàn do DTLCP (khoảng 11 nghìn con) và đáp ứng cho tăng trưởng 0,5%/tháng (trên 6 nghìn con năm 2020), tổng là 17 nghìn con.

Cũng theo Cục Chăn nuôi, nhu cầu lợn thương phẩm sau cai sữa sản xuất trong năm 2020 cần khoảng 11,5 triệu /quý. Trong khi đó, nguồn cung Quý I/2020 đã đáp ứng khoảng 10,5 triệu con (còn thiếu khoảng 1 triệu con); Quý II/2020 đã đáp ứng 10,8 triệu con (thiếu khoảng 700 nghìn con); Quý III/2020 đáp ứng 11,3 triệu con (thiếu khoảng 200 nghìn con) và Quý 4/2020 dự báo sẽ đáp ứng khoảng 11,7 nghìn con, đáp ứng được đầy đủ và bắt đầu dư so với nhu cầu sản xuất lợn thịt thương phẩm.

Bên cạnh đó trong 6 tháng đầu năm 2020, đàn nái cụ kỵ, ông bà của 16 doanh nghiệp lớn cũng tăng 27,81%; đàn nái bố mẹ tăng 6,56%. Khả năng sản xuất lợn nuôi thương phẩm của 16 doanh nghiệp trong năm 2020 ước khoảng 4 triệu con/quý, thay thế khoảng 2,5-3 triệu con/quý. Như vậy trong Quý III/2020, các doanh nghiệp đã có con giống bán ra ngoài thị trường.

Cùng với đó, năm 2020, cả nước sẽ nhập khẩu khoảng trên 16 ngàn con lợn cụ kỵ và ông bà; với số lượng lợn giống nhập khẩu và số lượng tự sản xuất trong nước sẽ chủ động được số lượng giống thay thế theo chu kỳ sản xuất, như vậy sẽ đáp ứng được lợn giống cho sản xuất từ năm 2021-2024.

Tăng mạnh nhập khẩu lợn giống

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi và Cục Thú y, 7 tháng đầu năm 2020, đã có 130 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hơn 93.248 tấn thịt lợn các loại chủ yếu từ các nước Canada, Đức, Ba Lan, Braxin, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Liên bang Nga, tăng 223% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt trên 93% kế hoạch Chính phủ giao.

Việc tăng cường nhập khẩu lợn giống, nhất là lợn cụ kỵ, ông bà sẽ giúp cung cấp đủ nhu cầu tái đàn từ nay tới cuối năm 2020. Ảnh: TL

Việc tăng cường nhập khẩu lợn giống, nhất là lợn cụ kỵ, ông bà sẽ giúp cung cấp đủ nhu cầu tái đàn từ nay tới cuối năm 2020. Ảnh: TL

Bên cạnh đó trong 7 tháng đầu năm 2020, cũng đã có 27 lần doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng 292.590 con lợn giống. Trong đó từ đầu năm 2020 đến hết tháng 7/2020, đã có 15 doanh nghiệp nhập khẩu với số lượng 16.537 con lợn giống các loại, chủ yếu từ các nước Hoa Kỳ, Canada, Thái Lan, Đài Loan…..

Số lượng nhập khẩu lợn cụ kỵ và ông bà cuối năm 2019 và 6 tháng 2020 là trên 5 nghìn con. Như vậy, nhập khẩu đàn lợn cụ kỵ và ông bà tăng so với năm 2018 là 287%, so với năm 2019 tăng 101%. Từ đầu năm 2020 đến nay, nhập khẩu lợn giống bố mẹ đạt 11,84 nghìn con để tái đàn nái tăng nguồn cung con giống, đặc biệt các doanh nghiệp nhập khẩu lợn bố mẹ từ 80-100kg chuẩn bị phối giống để sớm có con giống phục vụ sản xuất trong năm 2020.

Với số lượng lợn giống nhập khẩu và số lượng tự sản xuất trong nước, sẽ chủ động được số lượng giống thay thế theo chu kỳ sản xuất, như vậy sẽ đáp ứng được lợn giống cho sản xuất từ năm 2021-2024.

Từ ngày 12/6-12/8/2020, đã có 40 lượt doanh nghiệp của Việt Nam đăng ký kiểm dịch nhập khẩu hơn 5 triệu con lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi thịt và giết thịt. Trong đó, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 97.338 con lợn thịt từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm