| Hotline: 0983.970.780

Tại sao Mỹ - Trung không hợp tác chống Covid-19?

Thứ Tư 15/04/2020 , 05:45 (GMT+7)

Các đối thủ thời Chiến tranh Lạnh đã cùng nhau chiến đấu với bệnh tật. Tại sao Trung Quốc và Hoa Kỳ không như vậy?

Ảnh: IC.

Ảnh: IC.

Tại thời điểm Trung Quốc và Mỹ nên hợp tác vì lợi ích chung, những khác biệt về quan điểm đang tái xuất hiện giữa hai bên. Dù có đại dịch hay không, các cuộc cạnh tranh chiến lược và kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ cần phải gác lại sự cạnh tranh giữa đại dịch Covid-19 toàn cầu, một tình huống mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán tạo ra vụ khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế.

Bắc Kinh và Washington cần phải làm việc cùng nhau, nhưng họ có làm vậy không?

Cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 nên là một ví dụ cảnh báo về những gì xảy ra khi các quốc gia không hợp tác.

Khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn bởi các quốc gia đang tìm cách đạt được lợi thế quốc gia bằng cách áp thuế đối với hàng nhập khẩu, chẳng hạn như Đạo luật thuế quan của Hoa Kỳ Smoot-Hawley năm 1930, đã thúc đẩy các biện pháp trả đũa của các quốc gia khác. Hợp tác quốc tế tỏ ra viển vông.

Sẽ không thực tế khi hy vọng các đối thủ chiến lược sẽ biến mất trong đại dịch, nhưng sự hợp tác cùng nhau vẫn có thể tồn tại.

Ngay cả ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ nhận ra rằng lợi ích kinh tế và sức khỏe cộng đồng của hai bên là hợp tác để phát triển vắc xin bại liệt trong những năm 1950 và loại trừ bệnh đậu mùa trong những năm 1960 và 1970.

Về vấn đề chống lại Covid-19, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, cho rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ phải “cùng nhau chiến đấu và chống lại kẻ thù nguy hiểm này. Khi xảy ra rạn nứt ở cấp quốc gia và cấp độ toàn cầu, dịch bệnh sẽ chiến thắng”.

Hợp tác Trung Quốc-Hoa Kỳ cũng cần thiết trong lĩnh vực kinh tế. Người ta cho rằng, là nền kinh tế đầu tiên bị virus Corona phá hủy, Trung Quốc cũng sẽ là nước đầu tiên phục hồi, nhưng triển vọng kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn sáng sủa hơn nếu nền kinh tế toàn thế giới trở lại vững chắc.

Với dữ liệu được công bố vào hôm 10/4 cho thấy giá xuất xưởng giảm với tốc độ nhanh hơn trong tháng Ba, rõ ràng Covid-19 tiếp tục cản trở các nhà sản xuất Trung Quốc.

Tồn tại khác biệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong các vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ không còn gì là bí mật.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi tháng trước, Hoa Kỳ hỗ trợ đề cử Daren Tang Heng Shim, người Singapore làm Tổng giám đốc tiếp theo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (Wipo). Tang vượt qua ứng cử viên của Trung Quốc là Wang Binying, một Phó tổng giám đốc hiện tại của Wipo.

Trong lĩnh vực công nghệ, với lý do lo ngại về bảo mật, Washington vẫn quyết tâm ngăn chặn Huawei Technologies, công ty hàng đầu thế giới trong các mạng không dây thế hệ tiếp theo, hiện thống trị các doanh nghiệp 5G trên toàn thế giới.

Với mức độ ác cảm của Mỹ đối với công ty Trung Quốc, Washington được cho là có nguy cơ tự làm hại kinh tế.

“Vào năm 2021, số lượng trạm cơ sở [5G] ở Trung Quốc sẽ dễ dàng vượt xa phần còn lại của thế giới". Rory Green, một nhà kinh tế cũng như cung cấp nghiên cứu đầu tư độc lập, phát biểu vào ngày 9/4. "Trung Quốc cũng sẽ sở hữu số lượng lớn nhất các thiết bị hỗ trợ 5G và khu vực phủ sóng lớn nhất".

Ông Green nói thêm: “Một lần nữa, Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ mất từ một đến ba năm để đạt đến cấp độ năm 2020 [của Trung Quốc], đảm bảo các công ty Trung Quốc tận hưởng lợi thế đầu tiên”.

Ở những nơi khác, các hoạt động của Tập đoàn China Telecom đang chịu sự giám sát chặt chẽ, mặc dù Tập đoàn nhà nước Trung Quốc đã hoạt động với giấy phép Hoa Kỳ cấp từ năm 2007. Một số nhánh của chính phủ Hoa Kỳ hiện đang hối thúc Ủy ban Truyền thông Liên bang thu hồi giấy phép đó vì lí do an ninh quốc gia.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ cho phép những công ty như Google vận hành một phần của Hệ thống Mạng cáp ánh sáng Thái Bình Dương mới lắp đặt giữa Hoa Kỳ-Đài Loan, nhưng họ chặn mở kết nối cáp trực tiếp giữa Hoa Kỳ-Hồng Kông, một lần nữa vì lí do an ninh quốc gia.

Điều này có vẻ thật kỳ lạ khi Washington đang có những động thái như vậy, vào thời điểm Trung Quốc và Mỹ cần phải hợp tác với nhau.

“Cuộc khủng hoảng này không có ranh giới. Mọi người đều bị thiệt hai”, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành của IMF phát biểu tuần trước. Mọi người cần phải hành động cùng nhau, “để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của họ”.

Trung Quốc và Hoa Kỳ nên gạt sang bên cạnh tranh kinh tế của họ. Bắc Kinh và Washington cần hợp tác để giảm thiểu hậu quả kinh tế do đại dịch ảnh hưởng lên toàn thế giới, không phân biệt biên giới quốc gia.

(Theo SCMP)

  • Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.