| Hotline: 0983.970.780

Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương

Thứ Ba 19/03/2024 , 05:51 (GMT+7)

Chiều 18/3, cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm đã được tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

Cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm đã được tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Marc Goelkel.

Cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm đã được tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Marc Goelkel.

Trước đó, ngày 13/3, anh Nguyễn Văn Quế, người dân xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang chủ động liên hệ với Vườn quốc gia Cúc Phương, nhờ hỗ trợ và đề nghị tiếp nhận, cứu hộ 1 cá thể chim đại bàng đầu nâu có tên khoa học là Aquila heliaca.

Đây là loài động vật rừng cực kỳ nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN.

Sau khi tiếp nhận cá thể đại bàng đầu nâu, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương đã cùng nhóm các bác sỹ, chuyên gia nước ngoài: Tiến sỹ, bác sỹ Sander Obbink người Hà Lan làm việc cho Tổ chức Save Vietnam Wildlife tại Cúc Phương; hai vợ chồng Tiến sỹ, bác sỹ thú y Marc và Lesley Goelkel người Đức đang làm việc cho Tổ chức bảo tồn FourPaw tại Cơ sở bảo tồn Gấu Ninh Bình đã khám tổng quát lấy mẫu phân, máu để xét nghiệm bệnh và ký sinh trùng, chụp Xquang, siêu âm kiểm tra chuyên sâu.

Kết quả cho thấy con vật đã bị bắn trước đó và hiện còn một mảnh đạn vẫn đang găm ở vùng cơ ngực, còn hệ thống tiêu hóa cũng bị suy yếu. Sau một tuần được chăm sóc và điều trị tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương, chim đại bàng tiến triển tốt, đủ điều kiện tái thả. Chiều 18/3, cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm đã được tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

Tham gia tái thả đại bàng đầu nâu về môi trường tự nhiên có sự tham gia của Kiểm lâm VQG Cúc Phương, anh Nguyễn Văn Quế (người giao nộp cá thể đại bàng cho kiểm lâm), các nhà khoa học Vườn quốc gia Cúc Phương, các chuyên gia, bác sỹ trực tiếp cứu hộ cá thể đại bàng và đặc biệt hơn nữa có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H’Hen Nie, hiện đang là đại sứ của tổ chức cứu trợ hoang dã WildAid.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Điện Biên kiểm soát dịch hại trên cây mắc ca

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên đôn đốc các địa phương việc chăm sóc, theo dõi dịch hại trên cây ăn quả và cây mắc ca.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất