| Hotline: 0983.970.780

Tận dụng nguồn nước tự nhiên, đảm bảo sản xuất

Thứ Ba 16/04/2024 , 16:06 (GMT+7)

Quản lý khai thác, vận hành hiệu quả và an toàn công trình thủy lợi giúp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất cho người dân Sìn Hồ (Lai Châu).

Kênh mương đảm bảo nước tưới cho sản xuất

Tại xã Pa Khóa, hệ thống công trình thủy lợi giúp hơn 100 hộ dân trên địa bàn 3 bản gồm Hồng Quân 1, Hồng Quân 2 và bản Pa Khóa có nước sản xuất ổn định. Tại địa phương này, tuyến kênh mương đã được bê tông hóa dài nhất lên đến 10km.

Để phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu cho đồng ruộng, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn, chính quyền địa phương thường xuyên rà soát, kiểm tra và bố trí lực lượng tiến hành nạo vét đất bùn, dọn sạch các vật cản trong hệ thống kênh tưới. Qua đó, khơi thông dòng chảy tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, đảm bảo đạt năng xuất, chất lượng cao.

Ông Cà Văn Xương ở bản Hun Ná, xã Pa Khóa cho biết, ngày xưa là mương đất, bà con làm ruộng cấy lúa rất vất vả và năng suất thấp do thiếu nước. Sau khi được nhà nước hỗ trợ đầu tư kênh mương mới, lúa đã tốt hơn mọi năm và rất thuận lợi cho bà con gieo cấy lúa.

Hồ thủy lợi Xà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu là kho nước quý giá của người dân vùng hạ du phát triển sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Ảnh: H.Đ.

Hồ thủy lợi Xà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu là kho nước quý giá của người dân vùng hạ du phát triển sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Ảnh: H.Đ.

Để khai thác tối đa hiệu quả công trình thủy lợi, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý an toàn các công trình chứa nước; làm tốt công tác cảnh báo, dự báo, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm người dân trong sử dụng, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, nhất là sử dụng hợp lý, tránh lãng phí nước trong mùa khô và những đợt nắng nóng kéo dài.

"UBND xã Pa Khóa thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con nhân dân trước mùa vụ tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để thuận tiện cho việc lấy nước vào ruộng cấy lúa. Và sau mỗi mùa vụ cũng khuyến cáo người dân không được cho trâu bò phá hoại các kênh mương để đảm bảo dòng chảy của nước", ông Lò Văn Vượng - Công chức địa chính xã Pa Khóa cho biết.

Hệ thống kênh mương được cải tạo sẽ bảo đảm việc cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân trong xã trở nên thuận lợi, tiết kiệm công sức, thời gian hơn. Người dân chủ động được nước tưới để gieo trồng đúng khung lịch thời vụ. Nhờ đó, tổng diện tích gieo trồng hằng năm trên địa bàn xã luôn đạt và vượt kế hoạch.

Quan tâm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

Để đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất, huyện Sìn Hồ tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, giúp cải thiện năng suất cây trồng, sản lượng.

Ông Giàng Hồ Dí ở bản Sảng Phìn, xã Sà Dề Phìn cho biết, nhà tôi có gần 1ha ruộng. Trước đây, do chưa có công trình thủy lợi, chỉ phụ thuộc vào nước mưa nên việc sản xuất hiệu quả thấp, nhiều vụ còn mất trắng, tốn nhiều công sức, tiền của. Được huyện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi ở bản, tôi và bà con trong bản yên tâm sản xuất, mùa vụ tăng, năng suất cũng cao 2 - 3 lần so với trước, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa mang đi bán.

Ngoài tăng cường tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về lợi ích của các công trình thủy lợi đối với sản xuất, chính quyền địa phương vận động bà con ủng hộ, góp công, hiến đất để xây dựng kênh mương thủy lợi. Ngoài ra, cán bộ xã, huyện còn khảo sát thực tế, lập phương án tránh rủi ro để đầu tư xây dựng các công trình.

Các tuyến kênh mương được xây dựng ở vị trí gần nguồn nước, ít tốn kém kinh phí. Ở nơi có địa hình thuận lợi thì xây dựng công trình chạy dọc theo các cánh đồng; xã ở vùng cao, địa chất phức tạp thì khi tìm được nguồn nước mới đặt công trình và xây dựng men theo sườn đồi núi.

UBND huyện đề nghị Trung ương, tỉnh Lai Châu tăng cường hơn nữa các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi để tận dụng nguồn nước tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ảnh: H.Đ.

UBND huyện đề nghị Trung ương, tỉnh Lai Châu tăng cường hơn nữa các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi để tận dụng nguồn nước tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ảnh: H.Đ.

Huyện Sìn Hồ hiện có 169 công trình thủy lợi do huyện quản lý. Chỉ riêng năm 2023, địa phương đầu tư xây mới 8 công trình thủy lợi, sửa chữa nâng cấp 16 công trình thủy lợi; sửa chữa, nâng cấp 21 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. UBND huyện Sìn Hồ giao cho Phòng NN-PTNT thôn quản lý, UBND các xã tổ chức cho các tổ hợp tác cùng người dân tại thôn bản vận hành, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn. Nguồn vốn hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm công ích thủy lợi được giao về UBND các xã để triển khai thực hiện…

“Để đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ xuân trên 220ha, vụ mùa 2.256ha, màu 22,6ha và thủy sản 38ha của toàn huyện, năm 2024 cần thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa 23 công trình thủy lợi, 5 công trình nước sinh hoạt với tổng mước đầu tư trên 52,7 tỷ đồng. Do đó, UBND huyện đề nghị Trung ương, tỉnh Lai Châu tăng cường hơn nữa các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt tại các thôn, bản...", ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.