| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường liên kết, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành gỗ

Thứ Năm 18/01/2024 , 18:51 (GMT+7)

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh các hội, hiệp hội của ngành lâm nghiệp cần tăng cường liên kết lẫn nhau và với Bộ NN-PTNT để hoạt động hiệu quả, tăng sức cạnh tranh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị chủ trì buổi làm việc với các hội, hiệp hội trong ngành lâm nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị chủ trì buổi làm việc với các hội, hiệp hội trong ngành lâm nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Tăng cường liên kết

Chiều 18/1, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị chủ trì buổi làm việc với các hội, hiệp hội trong ngành lâm nghiệp cùng sự tham dự của các đơn vị của Bộ trong lĩnh vực này.

Lắng nghe các ý kiến từ phía doanh nghiệp, Thứ trưởng cho biết, hiện nay, đã có thêm nhiều văn bản, cơ chế, chính sách phù hợp hơn với thực tiễn để phát triển trồng rừng và khai thác hiệu quả nguồn lợi từ rừng.

“Có nhiều khó khăn trên toàn cầu nhưng ngành lâm nghiệp vẫn có những mục tiêu cần phấn đấu trong năm 2024. Do đó, Bộ mong muốn nhận được sự hợp tác của các hội, hiệp hội để cùng nhau vượt qua thách thức, song song đó là duy trì cơ chế thông tin sẽ được duy trì giữa các đơn vị của Bôn với các hiệp hội, doanh nghiệp”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhận định.

Ông cũng mong muốn các thành viên hội, hiệp hội tham gia nhiều hơn vào quá trình xây dựng chính sách, nhất là yêu cầu phù hợp với thực tiễn.

Để đáp ứng được các mục tiêu của năm 2024 với ngành lâm nghiệp, Thứ trưởng đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động, linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với tình hình chung. Tăng cường liên doanh, liên kết, xây dựng các chuỗi giá trị, bổ trợ lẫn nhau, mở rộng quy mô để tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh thêm.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành gỗ. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành gỗ. Ảnh: Tùng Đinh.

Hỗ trợ tối đa

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, giai đoạn 2021-2023, ngành lâm nghiệp triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Nhờ vậy, lĩnh vực lâm nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành NN-PTNT, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Cục trưởng Trần Quang Bảo khẳng định, ngành lâm nghiệp xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới là phối hợp với các hội, hiệp hội trong việc thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, hạn chế rào cản kỹ thuật; có biện pháp bảo vệ thị trường nội địa; đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định song phương về thương mại lâm sản với một số thị trường tiềm năng.

Trước đó, những ý kiến đóng góp từ phía thành viên các hội, hiệp hội ngành lâm sản đã nêu ra được nhiều vấn đề cần tháo gỡ trong thời gian tới. Một trong những vấn đề nổi cộm là xây dựng được hệ thống giống có tính năng mới, sẵn sàng trước nguy cơ xuất hiện các loại bệnh nguy hiểm đã có ở một số quốc gia lân cận.

Ngoài ra, các đại biểu còn nêu vấn đề lãng phí khi chưa khai thác được hoàn toàn các sản phẩm gỗ, ví dụ như cành nhỏ hay gốc cây. Theo ông Thang Văn Thông, Phó Chi hội trưởng Chi hội Dăm gỗ Việt Nam, những phụ phẩm này có thể đạt sản lượng đến 32 tấn/ha và cần có cơ chế khai thác phù hợp.

“Chúng ta cần nhiều hơn nữa các chuỗi liên kết giữa người trồng với người sản xuất hay giữa người sản xuất với nhau để thu hoạch được hoàn toàn sản phẩm từ gỗ”, ông Thông nói. Cũng theo thông tin từ ông Thang Văn Thông, với sản phẩm vỏ cây, hiện nay có thể bán với giá 1,2 triệu đồng/tấn nên cần tận dụng tối đa sản phẩm, không làm gỗ được thì làm dăm, làm viên nén, làm chất đốt, không bỏ đi thứ gì.

Theo ông Trần Quang Bảo, thời gian qua, cùng với việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, ngành lâm nghiệp còn triển khai được một số chiến lược quan trọng.

Ví dụ như Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng hay Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025; Đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển; Đề án Nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng...

Về tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc, năm 2021, 2022 đạt 42,02%; năm 2023 tiếp tục duy trì ổn định ở mức 42,02%. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản: năm 2021 đạt 15,96 tỷ USD, xuất siêu đạt 13,03 tỷ USD; năm 2022 đạt 17,09 tỷ USD, xuất siêu đạt 14,07 tỷ USD; năm 2023 đạt 14,4 tỷ USD, xuất siêu đạt khoảng 12,19 tỷ USD.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.