| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường phân tích, dự báo thị trường lao động

Thứ Tư 23/11/2022 , 15:04 (GMT+7)

Hà Nội Sáng 23/11, Cục Việc làm phối hợp với tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo kĩ thuật về Phương pháp dự đoán cung cầu lao động.

Nhiều mô hình, phương pháp dự báo thị trường cung cầu lao động đã được chia sẻ tại hội thảo.

Nhiều mô hình, phương pháp dự báo thị trường cung cầu lao động đã được chia sẻ tại hội thảo.

Hội thảo được tổ chức theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện nhiệm vụ dự báo thị trường lao động; Tham gia có đại diện Cục Việc làm, ILO, Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cùng với các đại diện từ các trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Thông qua hội thảo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có thêm những tham khảo, gợi ý giúp thực hiện chức năng cốt lõi của Bộ là phân tích và dự báo thị trường lao động, từ đó nhằm đưa ra các hoạch định và điều hành chính sách tốt hơn.

Biến động cung - cầu lao động hậu Covid-19

Thời kì hậu Covid-19, cung lao động về số lượng đã có sự thay đổi rõ nét, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2022 là 51,9 triệu người, tăng 0,2 triệu người so với quý trước và đặc biệt tăng gần 2,8 triệu người so với năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong năm 2022 cũng tăng 3,1%, lực lượng lao động nam chiếm 75,1% trong cơ cấu lao động.

Về chất lượng lao động, có sự thay đổi tích cực khi tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 26,3% cao hơn 0,2% so với năm 2021. Tuy nhiên, thách thức đang đặt ra rất nhiều đối với cung lao động là về số lượng và chất lượng khi tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ vẫn đang diễn ra ở một số địa phương, lĩnh vực ngành nghề.

Tương tự với cầu lao động cũng có nhiều thay đổi tích cực sau thời kì dịch bệnh, số lao động có việc làm là 50,8 triệu người, tăng 3,5 triệu người so với năm 2021. Song song với đó sự biến đổi về lao động đã và đang diễn ra ở khắp các lĩnh vực ngành nghề cũng đòi hỏi lao động thích ứng phù hợp về số lượng và chất lượng.

Trước biến động cung cầu vẫn đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19, phía Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã và đang đầu tư nhiều nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng các mô hình dự báo hoặc thực hiện phân tích thị trường lao động định kì, đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật phân tích và dự báo. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong việc phân tích và dự báo thị trường lao động, đặc biệt trước những trường hợp khẩn cấp hoặc những cú sốc.

Chủ động nắm bắt, làm chủ diễn biến cung – cầu

Ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm phát biểu tại hội thảo.

Ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo ông Tào Bằng Huy – Phó Cục trưởng Cục Việc làm nhấn mạnh: “Biến động về cung và cầu lao động là điều tất yếu, theo quy luật khách quan của sự chuyển đổi về kinh tế luôn song hành cùng chuyển đổi của thị trường lao động”.

Thay vì ở thế bị động, mỗi cá nhân cần chủ động nắm bắt, làm chủ những diễn biến của thay đổi cung và cầu lao động thì mới quản trị, điều tiết như trong nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã nêu rõ “Tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất, hội nhập, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước".

Về công tác dự báo diễn biến của thị trường lao động, Phó Cục trưởng đánh giá cao sự hỗ trợ của Tổ chức lao động Quốc tế - ILO thông qua Dự án Hệ sinh thái Năng suất lao động (PE4DW).

PE4DW là một mô hình phân tích và dự báo cung – cầu lao động đem tới cái nhìn sâu hơn về phương pháp, kỹ thuật trong dự báo cung – cầu lao động; nhu cầu cụ thể về thông tin cho hoạt động phân tích, dự báo; đồng thời cũng đưa ra nhận định, đánh giá các bối cảnh, xu hướng thị trường lao động, trong thời gian tới sẽ được sử dụng cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 

Hội thảo cũng sẽ là cơ hội để thu thập kiến thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu, tổ chức khác về nghiệp vụ phân tích và dự báo, từ đó đề xuất, xây dựng mô hình dự báo cung – cầu lao động phù hợp cho Việt Nam. Mô hình này sẽ góp phần giúp các Cục, Bộ thực hiện chức năng cốt lõi của mình là phân tích và dự báo để cung cấp thông tin kịp thời và làm cơ sở hoạch định cũng như điều hành chính sách tốt hơn.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Phương Đông Asahi ghi dấu ấn với các khách hàng ở thủ đô

Tổ hợp Y tế Phương Đông đã ghi dấu ấn sâu sắc với những dịch vụ y tế chất lượng cùng các chương trình tư vấn sức khỏe, nghỉ dưỡng - dưỡng lão.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...