| Hotline: 0983.970.780

Tăng diện tích lúa thu đông ở ĐBSCL

Thứ Tư 22/06/2016 , 19:40 (GMT+7)

Sáng 22/6, tại An Giang, Bộ NN-PTNT kết hợp cùng các tỉnh phía Nam tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ HT, triển khai kế hoạch SX vụ thu đông, mùa 2016 tại Đông Nam bộ và ĐBSCL.

16-02-59_nh-1-thu-truong-tru-tri-hoi-nghi
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trủ trì hội nghị

 

Đảm bảo diện tích lúa HT

Theo Cục Trồng trọt, vụ HT năm 2016 khó khăn do nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài. Khu vực Nam bộ xuống giống 1,7 triệu ha, đạt 97% kế hoạch, giảm 44.539ha, năng suất ước đạt 5,6 tấn/ha, tăng 1,38 tạ/ha và sản lượng đạt gần 9,6 triệu tấn, giảm 5.046 tấn so với vụ HT 2015.

Trong đó vùng ĐBSCL gieo sạ hơn 1,6 triệu ha, giảm 42.382ha, năng suất đạt 5,6 tấn/ha, tăng 1,39 tạ/ha và sản lượng gần 9,2 triệu tấn, giảm 5.328 tấn so với vụ HT 2015. Vùng Đông Nam bộ gieo sạ 87.842ha, giảm 2.256ha; năng suất 5,07 tấn/ha, tăng 1,25 tạ/ha và sản lượng 444.973 tấn, tương đương HT 2015.

Kết quả xuống giống HT đến ngày 20/6, trong toàn vùng đã xuống giống 1.680.000/1.714.079ha, đạt 98% kế hoạch. Với vụ mùa, các tỉnh nằm ở ven biển đưa vào canh tác các giống chịu mặn, xuống giống trễ lịch thời vụ từ 2 - 3 tháng so các năm trước.

16-02-59_nh-2-thu-truong-donh-pht-biei-chi-do-hoi-nghi
Thứ trưởng phát biểu chỉ đạo hội nghị

 

Theo công bố của Bộ Tài Chính, ước tính giá thành SX lúa vụ HT 2016 bình quân toàn vùng ĐBSCL khoảng 3.840 đồng/kg, các tỉnh có giá thành sản xuất lúa cao là Trà Vinh (4.488 đồng/kg), Đồng Tháp (4.422 đồng/kg), An Giang (4.405 đồng/kg); tỉnh có giá thành sản xuất lúa thấp nhất là Cà Mau (2.715 đồng/kg); các tỉnh còn lại bình quân từ 3.400 đồng đến 3.900 đồng/kg. Giá thành sản xuất lúa kế hoạch vụ HT 2016 ở ĐBSCL bình quân tăng so với giá thành thực tế lúa HT năm 2015 là 183 đồng/kg.

Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lũy kế từ đầu năm đến 31/5, lượng gạo XK đạt 2,282 triệu tấn, trị giá FOB đạt 974,873 triệu USD, trị giá CIF đạt 1,012 tỷ USD, giá FOB bình quân 427,17 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2015, số lượng tăng 9,71%, trị giá FOB tăng 11,29%, trị giá CIF tăng 12,29% và giá FOB bình quân tăng 6,06 USD/tấn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh: Quan trọng nhất trong canh tác vụ TĐ ở ĐBSCL là gia cố đê bao an toàn, không được chủ quan dù nhiều năm liền ĐBSCL không có lũ lớn.

Thứ trưởng cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần đưa ra dự báo liên tục để các địa phương nắm bắt, bảo vệ đê bao, kiểm soát dịch bệnh. Thứ trưởng thống nhất tăng diện tích vụ lúa TĐ cho ĐBSCL, nhưng cần quy hoạch cụ thể, SX ăn chắc.

Hợp đồng đã đăng ký đạt 3,536 triệu tấn, giảm 0,2% so cùng kỳ năm 2015, hợp đồng chưa giao là 1,254 triệu tấn, tồn kho doanh nghiệp 1,151 triệu tấn. Dự kiến XK gạo trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 2,732 triệu tấn. VFA dự kiến 6 tháng cuối năm 2016 sẽ XK khoảng 2,970 triệu tấn, như vậy XK gạo năm 2016 sẽ tương đương năm 2015.

Tăng diện tích lúa thu đông

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, dự báo vụ TĐ năm nay tổng lượng mưa đầu vụ sẽ thấp, và cuối vụ xấp xỉ nhiều hơn các năm, lũ về muộn và thấp hơn so với cùng kỳ. Riêng vụ TĐ năm 2016 vùng ĐBSCL gieo sạ 867.300ha, tăng 24.160ha; năng suất ước đạt 5,57 tấn/ha và sản lượng 4.828.464 tấn, tăng 220.303 tấn so TĐ 2015.

Theo ông Hòa, các địa phương cần rà soát lại các vùng đê bao, theo dõi thời tiết, cần có thời gian giãn vụ cho đồng ruộng nghỉ ngơi để xuống giống, giảm tình trạng ngộ độc hữu cơ. Lịch thời vụ xuống giống vụ TĐ vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2016, chậm nhất đến 30/8.

Ông Tăng Đức Thắng, PGĐ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, nhận định: Mùa lũ năm nay nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về không nhiều, dung tích trên 40 tỷ m3/năm, tác động vừa. Sản xuất lúa thu đông thuận lợi, có thể mở rộng diện tích hơn các năm trước.

16-02-59_nh-3-gi-co-de-bo-sx-lu-td-o-n-ging
Gia cố đê bao để SX lúa TĐ ở An Giang

 

Riêng ở 2 vùng lớn nằm ở đầu nguồn là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười năm nay SX lúa TĐ càng thuận lợi hơn, hứa hẹn thắng lợi. Về lâu dài các tỉnh cần đẩy mạnh xây dựng các đê bao vững chắc, chủ động SX 3 vụ trong năm.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho biết: An Giang đã đảm bảo diện tích lúa HT bằng năm trước, hiện có khoảng 60% diện tích cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 5,8 tấn/ha. Triển khai vụ TĐ, tỉnh khuyến khích mở rộng một số vùng đê bao an toàn chủ động SX 3 năm 8 vụ, ưu tiên tăng thêm diện tích trong vụ này từ 15.000 - 18.000/170.000ha của tỉnh.

Ông Phạm Minh Nhật, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết: Tỉnh rất ủng hộ tăng diện tích lúa TĐ, chọn các huyện thuận lợi đẩy mạnh xuống giống vụ lúa này.

Ông Lê Văn Đời, PGĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết: Vụ lúa HT năm nay tỉnh có kế hoạch xuống giống 76.000ha, do bị ảnh hưởng hạn, mặn xâm nhập nên chỉ xuống giống khoảng 80% kế hoạch, năng suất đạt 6,3 tấn/ha.

16-02-59_nh-4-de-bo-sx-lu-thu-dong
SX lúa TĐ nằm trong vùng đê bao ở Đồng Tháp

Vừa qua Hậu Giang là tỉnh thứ 10 ở ĐBSCL công bố thiên tai, có hơn 6.000ha không thể xuống giống, 1.000ha không nuôi trồng thủy sản được, tổng mức thiệt hại trên 13 tỷ đồng. Trước tình hình đó, tỉnh dự kiến vụ TĐ sẽ tăng thêm 10.000 - 15.000ha diện tích để bù đắp.

Hiện tại Hậu Giang có 53 DN tham gia vào cánh đồng lớn tiêu thụ lúa cho nông dân. Phía tỉnh đứng ra làm cầu nối liên kết hỗ trợ kỹ thuật, còn DN sẽ hỗ trợ đầu vào và bao tiêu đầu ra cho người SX.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.