| Hotline: 0983.970.780

Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp Hậu Giang đứng đầu vùng ĐBSCL

Thứ Sáu 06/01/2023 , 16:48 (GMT+7)

Hậu Giang Hậu Giang phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Chiều 6/1, Sở NN-PTNT Hậu Giang tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022 và khai nhiệm vụ năm 2023 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vượt qua một năm nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã thực hiện đạt và vượt các chỉ được giao. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 15.329 tỷ đồng, tăng 3,99%.

Vượt qua một năm nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã thực hiện đạt và vượt các chỉ được giao, trong đó sản xuất lúa đạt trên 1,25 triệu tấn. Ảnh: Trung Chánh.

Vượt qua một năm nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã thực hiện đạt và vượt các chỉ được giao, trong đó sản xuất lúa đạt trên 1,25 triệu tấn. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, trong năm tỉnh đã tổ chức sản xuất 3 vụ lúa, với tổng diện tích gieo trồng cả năm là 188.357 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt trên 1,25 triệu tấn. Cây ăn trái tổng diện tích 45.131 ha, sản lượng đạt 540.000 tấn, với các loại cây có múi, xoài, mít, mãng cầu, khóm. Ngoài ra, còn phát triển sản xuất rau màu, mía…

Toàn tỉnh có 30 doanh nghiệp liên kết sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm như: Công ty Trung An, Công ty giống cây trồng miền Nam, Công ty Lương thực Sông Hậu, Tập đoàn Lộc Trời… liên kết với các hợp tác xã sản xuất 17.500 ha lúa, có 21.500 hộ xã viên tham gia. Ngoài ra, các loại cây ăn trái như chanh không hạt, bưởi, mãng cầu xiêm được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ.

Triển khai nhiệm vụ năm 2023, tỉnh Hậu Giang tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Triển khai nhiệm vụ năm 2023, tỉnh Hậu Giang tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Đàn vật nuôi tăng so với cùng kỳ nhờ dịch bệnh được kiểm soát. Trong đó đàn heo 143.943 con, tăng 2.678 con, đàn bò 3.627 con, trâu 1.427 con, đàn gia cầm trên 4,3 triệu con. Diện tích thả nuôi thủy sản năm 2022 ước đạt 8.825 ha, với các hình thức nuôi trong ao, bể lót bạt, nuôi trên ruộng lúa… sản lượng thu hoạch, khai thác đạt 79.110 tấn.

Phát triển kinh tế tập thể, tỉnh Hậu Giang đã thành lập được 4 liên hiệp Hợp tác xã và 213 Hợp tác xã, 25 trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh hiện có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới, có 8 xã nông thôn mới nâng cao, 37/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP, năm 2022 Hậu Giang đã công nhận 40 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, nâng tổng số lên 145 sản phẩm OCOP. Hoàn thiện 5 hồ sơ dự thi sản phẩm OCOP 5 sao của Trung ương.

Hậu Giang có tổng diện tích cây ăn trái 45.131 ha, sản lượng đạt 540.000 tấn, trong đó nhiều loại như chanh không hạt, bưởi, mãng cầu xiêm được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Ảnh: Trung Chánh.

Hậu Giang có tổng diện tích cây ăn trái 45.131 ha, sản lượng đạt 540.000 tấn, trong đó nhiều loại như chanh không hạt, bưởi, mãng cầu xiêm được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Ảnh: Trung Chánh.

Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang Ngô Minh Long cho biết, triển khai nhiệm vụ năm 2023, tỉnh Hậu Giang tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với các nhóm sản phẩm chủ lực, phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn, đạt các tiêu chuẩn an toàn, thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc. Trong đó, sản xuất lúa với sản lượng 1,1 triệu tấn, cây ăn quả khoảng 585.000 tấn, nuôi thủy sản 9.100 ha, sản lượng 86.000 tấn. Duy trì đàn vật nuôi trên 4,5 triệu con, gồm gia cầm, thủy cầm, heo, trâu, bò, với sản lượng thịt hơi xuất chuồng 40.000 tấn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ông Tuyên đánh giá cao những kết quả mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong năm qua, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian tới, ngành nông nghiệp Hậu Giang cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giải pháp đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh. Ưu tiên kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, liên kết tiêu thụ và chế biến, chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng mã số vùng sản xuất và truy xuất nguồn gốc nông sản.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Tưới ẩm cho cây mận Phiêng Khoài

Hệ thống tưới ẩm tại 'thủ phủ mận hậu' Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, Sơn La) không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn tối ưu hóa quá trình tưới và chăm sóc cây trồng.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.