| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Hậu Giang sẵn sàng đón dòng đầu tư mới

Thứ Năm 21/07/2022 , 10:12 (GMT+7)

Tỉnh Hậu Giang trong tâm thế sẵn sàng đón dòng đầu tư mới. Chính sách hấp dẫn, các dự án đang hoạt động phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp.

Lúa, chanh không hạt, mít, cá thát lát, lươn đồng, 5 loại nông sản chủ lực được tỉnh Hậu Giang xác định là tiềm năng và kêu gọi đầu tư, tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Khu trưng bày các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Khu trưng bày các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh đó, nằm trong chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, toàn tỉnh đã công nhận 105 sản phẩm. Trong đó có 48 sản phẩm 4 sao, 57 sản phẩm 3 sao, 2 sản phẩm được thăng hạng từ 4 sao lên đủ điều kiện dự thi sản phẩm OCOP 5 sao của Trung ương.

Yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư lĩnh vực nông nghiệp được ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang chỉ ra là tỉnh đang triển khai Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Từ đây, nông nghiệp Hậu Giang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.

Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tổ chức quy hoạch, vận động người dân xây dựng vùng nguyên liệu sẵn sàng phục vụ cho chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản. Đẩy mạnh, thu hút các nhà đầu tư vào chế biến nông sản lúa gạo, thủy sản, khóm, trái cây ăn trái các loại. Qua đó, xây dựng nên vùng cây ăn trái chuyên canh, tập trung gắn với nhà máy chế biến, đóng gói trái cây xuất khẩu.

Giống khóm MD2 của Công ty Westfood bén duyên trên vùng đất huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trở thành nông sản chủ lực phục vụ nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Giống khóm MD2 của Công ty Westfood bén duyên trên vùng đất huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trở thành nông sản chủ lực phục vụ nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Mới đây Công ty Cổ phần chế biến xuất khẩu Miền Tây (Westfood) tổ chức khởi công nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu đạt chuẩn châu Âu quy mô 70.000m2, đặt tại Khu công nghiệp sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành. Dự án dự kiến xây dựng hoàn thành trong 18 tháng, khi đi vào hoạt động sẽ đáp ứng quy mô 80.000 tấn nguyên liệu/năm và tận dụng vùng nguyên liệu tại địa phương. Đồng thời, trở thành Nhà máy chế biến nông sản lớn nhất tỉnh Hậu Giang.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Westfood, việc xây dựng nhà máy Westfood Hậu Giang sẽ góp phần phát triển ngành nông nghiệp các tỉnh vùng ĐBSCL cũng như hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng năng suất thấp sang các loại giống cây trồng có năng suất cao, ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Đồng thời khẳng định quyết tâm của doanh nghiệp cùng gắn bó, phát triển với vùng đất Hậu Giang.

Cùng với đó, khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang được Thủ tướng quyết định thành lập năm 2012 với tổng diện tích 5.200 ha. Trong đó, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4.785 ha.

Doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm nông sản của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm nông sản của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Hiện nay, khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi. Dự án đã thu hút được 4 nhà đầu tư thực hiện các dự án về sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản và phân vi sinh; đầu tư  xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao với tổng vi mô 310 ha và tổng mức đầu tư là 332 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào khu này sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo chính sách của tỉnh. Đặc biệt là hỗ trợ 100% chi phí lập dự án đầu tư nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

Chính sách hấp dẫn, các dự án nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã phát huy nhiều hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp. Hậu Giang đang trong tâm thế sẵn sàng chào đón các dòng đầu tư mới đến với tỉnh. 

Tỉnh Hậu Giang được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ đối với địa phương có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (trừ TP Vị Thanh).

Cụ thể, doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước (tối thiểu 05 năm). Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phát triển thị trường. Hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản, chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp, sản xuất sản phẩm phụ trợ…

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất