| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị toàn quốc Văn phòng điều phối Nông thôn mới:

Tập trung xây dựng Nông thôn mới về đích sớm!

Thứ Sáu 08/03/2019 , 19:14 (GMT+7)

Với mục tiêu làm sao cải thiện nhanh hơn về đời sống người dân nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xây dựng NTM

Ngày 8/3, tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã diễn ra Hội nghị toàn quốc hệ thống Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) các cấp năm 2019, do Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2016 -2020 phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức.

Đại biểu nữ dự hội nghị chụp hình lưu niệm với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhân ngày 8/3 

Đến dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG Nguyễn Xuân Cường; Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG; Bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Trung ương HLHPN VN; Ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư tỉnh Ủy tỉnh Đồng Nai; ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, văn phòng Chính phủ; các Bộ TNMT, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch; Ban chỉ đạo chương trình MTQG, đại diễn lãnh đạo các tỉnh thành phố; các đơn vị Sở ngành trực thuộc Bộ NN-PTNT; đại diện Viện, trường, hiệp hội, cùng gần 600 đại biểu trong cả nước về tham dự…

Phát biểu khai mạc, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Đây là một trong những chương trình hành động rất quan trọng để thực thiện mục tiêu Nghị quyết 26 của BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp nông dân nông thôn. Đây cũng là chương trình tổng hợp về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng phục vụ khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với mục tiêu làm sao cải thiện nhanh hơn về đời sống người dân nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xây dựng NTM.

Bộ Trưởng Nguyễn xuân Cường tặng hoa chúc mừng ngày 8/3 Quốc tế phụ nữ cho các đại biểu nữ tại hội nghị


Lần đầu tiên VN xây dựng chương trình NTM với bộ gồm 19 tiêu chí để hoạt động. Đúng giai đoạn Việt Nam dốc sức xây dựng NTM thì cũng là giai đoạn khủng hoảng trên thế giới. Việt Nam xây dựng chương trình NTM trên toàn quốc bao gồm gần 700 huyện, gần 9.000 xã của 63 tỉnh thành. Mặc dù bước đầu gặp nhiều khó khăn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong giai đoạn đầu, nhưng bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau thời gian ngắn thì chương trình đã được toàn dân đón nhận tự nguyện và trở thành phong trào sâu rộng.

Tuy nhiên, qua tổng kết giai đoạn 2010-2015 vẫn còn bộc lộ một số vấn đề lớn, chỉ tiêu số lượng chưa hoành thành, số xã NTM rất nhiều nhưng còn nhiều khoảng chênh lệch giữa các vùng miền. Cụ thể ở khu vực Đông Nam bộ hay ĐBSH thì rất nhiều xã NTM, còn miền núi thì lại rất ít, như vậy có khoảng chênh quá lớn.

Nguồn lực Nhà nước đầu tư cũng còn khá khiêm tốn, trong 852 nghìn tỉ thì hệ thống ngân sách từ cấp tỉnh, huyện, xã chỉ được 11,4%, và sự phân bổ không đồng đều; những nơi không có điều kiện kinh tế thì nguồn kinh phí phân bổ lại rất ít; đồng thời còn một số nơi còn chạy theo thành tích khiến số tiền vốn nợ đọng xây dựng cơ bản của xây dựng NTM rất cao (theo báo cáo trong giai đoạn này còn nợ tới 16 ngàn tỉ). Thậm chí trong bộ tiêu chí, 19 nhóm tiêu chí của cả nước có những tiêu chí không phù hợp với từng vùng miền. Do vậy, nếu không điều chỉnh kịp thời thì sẽ không hoàn thành mục tiêu NTM đến năm 2020. 

Lễ ký kết Bản ghi nhớ và Ký kết chương trình phối hợp giữa Trung tâm CGIAR và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.

Theo số liệu báo cáo của VPĐP NTM Trung ương, đến nay, cả nước đã có 4.144 xã (46,84%) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 306 xã so với cuối năm 2018. Các mô hình sản xuất được triển khai hiệu quả tới từng địa phương. Đến nay, cả nước có 3 địa phương đạt 100% số xã đạt chuẩn NTM là tỉnh Đồng Nai, tỉnh Nam Định và TP.Đà Nẵng. Với 133/133 xã, đạt 100% số xã đạt chuẩn NTM, riêng tỉnh Đồng Nai hiện đã có 26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, góp phần tạo nên thành tích chung để chương trình xây dựng NTM của cả nước về đích sớm so với mục tiêu đề ra. Đặc biệt là mô hình HTX gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã đạt doanh thu trên 10 tỷ/năm.

Sau hơn 8 năm, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã hoàn thành một khối lượng lớn hơn gấp 5 lần giai đoạn 2001-2010. Các địa phương đã triển khai hiệu quả các giải pháp lồng ghép, huy động các nguồn lực để đầu tư thực hiện chương trình.

Tại hội Nghị đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa văn phòng Điều phối NTM Trung ương và Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam và Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Trung tâm CGIAR và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.

    Tags:
Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm