| Hotline: 0983.970.780

Các công trình thủy lợi 'góp công lớn' trong xây dựng nông thôn mới

Chủ Nhật 19/11/2023 , 10:35 (GMT+7)

Ngoài việc cung cấp nước tưới nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vẻ đẹp của các công trình thủy lợi ở nhiều địa phương còn tô điểm thêm diện mạo nông thôn mới.

Công trình thủy lợi nâng tiêu chí thu nhập

Nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn là một trong những yêu cầu quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phần lớn người dân nông thôn ở Bình Định đều là nhà nông, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều hình thái thiên tai như hạn hán, lũ lụt thường xuyên đe dọa đến sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Mà nếu nông dân mất mùa thì ắt nhiên thu nhập của nông dân sẽ sụt giảm, tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới sẽ bị ảnh hưởng.

Hồ chứa nước Đồng Mít đẹp như tranh là một trong những điểm nhấn khi huyện An Lão (Bình Định) lấy làm mô hình du lịch điểm trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.Đ.T.

Hồ chứa nước Đồng Mít đẹp như tranh là một trong những điểm nhấn khi huyện An Lão (Bình Định) lấy làm mô hình du lịch điểm trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, hầu hết các xã đạt chuẩn nông thôn mới ở tỉnh này đều thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, trong đó có tiêu chí số 10- tiêu chí thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn.  Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của người dân Bình Định đạt gần 4 triệu đồng/người/tháng, tăng 12,26% so với năm 2021.

Những con số trên minh chứng, sản xuất nông nghiệp ở các vùng nông thôn Bình Định ngày càng ổn định, thu nhập của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, trong đó có đóng góp không nhỏ của các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Hiện toàn tỉnh Bình Định có hơn 150 hồ chứa nước lớn nhỏ, tổng dung tích chứa khoảng 500-600 triệu mét khối nước, đó là chưa kể hàng loạt hồ chứa nhỏ có dung tích chứa từ 1-2 triệu đến 5-7 triệu mét khối nước ở khắp các địa phương.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Bình Định, nếu vào năm 1989 đơn vị này mới chỉ phục vụ tưới cho khoảng 13.000-14.000 ha lúa thì nay đã tăng đến 65.000 ha. Những diện tích trước đây mỗi năm chỉ sản xuất được 1 vụ lúa nhưng nước tưới thiếu trước hụt sau, năng suất rất bấp bênh thì nay mỗi năm sản xuất được 2-3 vụ lúa, năng suất bình quân đạt đến 60-70 tạ/ha.

Ngoài ra, cũng nhờ có nguồn nước dồi dào mà đất đai được bổ sung dinh dưỡng, giảm bạc màu, trở nên màu mỡ phì nhiêu hơn, do đó năng suất lúa cũng như các loại cây trồng đồng loạt tăng cao, đời sống nông dân ngày càng được ổn định hơn.

“Có thể khẳng định những công trình thủy lợi trên địa bàn không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, mà còn bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, nước phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước phục vụ công nghiệp, đặc biệt là nguồn nước từ các hồ chứa còn cải tạo được được môi trường sinh thái. Những đóng góp nói trên của các công trình thủy lợi đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong tỉnh”, ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH MTV KTCTTL Bình Định chia sẻ.

Công trình thủy lợi làm đẹp làng quê

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, diện mạo của các vùng nông thôn là một trong những tiêu chí phấn đấu của các địa phương trong nỗ lực tô điểm, để quê hương mình trở thành nơi đáng sống, trong đó vẻ đẹp của những công trình thủy lợi được xây dựng đã có đóng góp không nhỏ.

Hiện nay, nhiều địa phương xây dựng nông thôn mới ở Bình Định lấy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Những huyện, xã, thôn có công trình thủy lợi được xây dựng với kiến trúc hài hòa, hiện đại, đầy nét mỹ thuật tạo nên điểm nhấn trong thu hút du khách đến tham quan, tận hưởng bầu không khí trong lành, yên tĩnh.

Ví như ở xã vùng cao An Trung (huyện An Lão) vốn là vùng đất heo hút chẳng được mấy người nhắc đến, thế nhưng kể từ khi hồ chứa nước Đồng Mít đẹp như tranh được xây dựng ở đây thì địa danh xã An Trung không còn xa lạ nữa . Công trình thủy lợi này không chỉ là điểm đến của người dân Bình Định mà còn với du khách cả nước mỗi khi có dịp ghé thăm.

Hoặc như ở xã Vĩnh Hảo (huyện Vĩnh Thạnh), trước khi hồ chứa nước Định Bình có mặt thì địa danh Vĩnh Hảo vẫn còn “lạ hoắc” kể cả với người dân trong tỉnh. Ấy vậy mà từ khi công trình hồ thủy lợi này xuất hiện như một nét vẽ trên thượng nguồn sông Kôn, khách tham quan về đến Vĩnh Thạnh không thể không đến Vĩnh Hảo để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của hồ hứa nước Định Bình.

Hiện nay, khách du lịch về Tây Sơn (Bình Định) ai cũng muốn ghé qua xã Bình Tường để chiêm ngưỡng những 'phím đàn piano bằng nước khổng lồ' của đập dâng Văn Phong nằm vắt ngang sông Kôn. Ảnh: V.Đ.T.

Hiện nay, khách du lịch về Tây Sơn (Bình Định) ai cũng muốn ghé qua xã Bình Tường để chiêm ngưỡng những "phím đàn piano bằng nước khổng lồ" của đập dâng Văn Phong nằm vắt ngang sông Kôn. Ảnh: V.Đ.T.

Tương tự, giờ đây mỗi khi du khách đến tham quan Điện thờ Tây Sơn tam kiệt nằm trên địa bàn thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) không ai là không muốn ghé qua đập dâng Văn Phong nằm vắt ngang sông Kôn, để được chiêm ngưỡng những "phím đàn piano bằng nước khổng lồ" tọa lạc tại xã Bình Tường. Ngoài ra còn có thể kể đến dự án đập ngăn mặn trên sông Lại Giang ở thị xã Hoài Nhơn, cũng như rất nhiều công trình khác. Những lợi ích cũng như vẻ đẹp của các dự án kể trên đã phần nào nói lên sự đóng góp to lớn của các công trình thủy lợi trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Bình Định.

“Những công trình thủy lợi này vừa ổn định sản xuất, vừa nâng cao thu nhập cho nông dân, lại vừa góp phần làm đẹp các vùng nông thôn ở Bình Định. Do đó, nhiệm cụ của Công ty TNHH MTV KTCTTL Bình Định không chỉ là vận hành công trình để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, giảm lũ cho hạ lưu mà còn phải bảo dưỡng công trình để bảo trì nét đẹp cho các vùng nông thôn”, ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH MTV KTCTTL Bình Định, chia sẻ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm