| Hotline: 0983.970.780

Tất cả đã sẵn sàng để có Đại lễ thành công nhất

Thứ Sáu 08/10/2010 , 08:59 (GMT+7)

Bên lề chương trình Tổng duyệt Lễ diễu binh chiều tối ngày 7/10/2010, phóng viên đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Hình ảnh các nữ chiến sỹ trong buổi tổng duyệt

Bên lề chương trình Tổng duyệt Lễ diễu binh chiều tối ngày 7/10/2010, phóng viên  đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, người phụ trách phần âm nhạc của toàn bộ chương trình Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

- Là người phụ trách âm nhạc của toàn bộ chương trình Đại lễ sáng 10/10 tại quảng trường Ba Đình, ông có thể cho biết một cái nhìn tổng thể về các phần của buổi lễ?

Nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn: Tổng thể chương trình gồm có các phần chính như mít tinh, diễu binh, diễu hành và biểu diễn nghệ thuật. Kết thúc là màn thả chim bồ câu. Kịch bản của chương trình rất công phu vì đây là Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nhằm mục đích biểu dương lực lượng, những thành tựu to lớn của Thủ đô và đất nước trải qua 1.000 năm xây dựng và phát triển.

- Đi vào chương trình cụ thể, bên cạnh việc mãn nhãn, khán giả sẽ được nghe các bài nhạc và ca khúc thế nào thưa ông?

Nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn: Tất cả đều theo một chương trình chặt chẽ, nhuần nhuyễn trên nền âm nhạc phù hợp nhất. Lễ Mít tinh, diễu binh, diễu hành chia làm ba phần. Trong phần Mít tinh sẽ có âm nhạc rất rộn vang từ dàn quân nhạc để đệm cho từng phần. Cụ thể đầu tiên sẽ là lễ Rước đuốc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp lên Đài lửa. Tiếp đến là Lễ chào cờ, cả quảng trường hát Quốc ca, đồng thời bắn 21 loạt đại bác. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đọc diễn văn Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long–Hà Nội.

Sau đó là tiết mục trình diễn bài hát ngợi ca Hà Nội do khối đứng của Hà Nội tại sân Quảng trường Ba Đình thể hiện. Khối hợp xướng gồm 1.000 diễn viên đến từ các đơn vị nghệ thuật, các trường nghệ thuật ở Hà Nội. Ca khúc được thể hiện là “Hà Nội niềm tin và hy vọng.”

Ở phần diễu binh, trên nền nhạc ca ngợi Tổ quốc là 10 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và khẩu hiệu “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long–Hà Nội”. Khối Nghi trượng gồm: xe Quốc huy, xe mang ảnh Bác và khối mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc, Hồng kỳ.

Trong vang dội tiếng kèn của dàn kèn đoàn Nghi lễ quân đội gồm 220 nhạc công là lực lượng diễu binh có tất cả 12.000 người chia thành 15 khối, bao gồm bộ đội, công an, dân quân tự vệ. Tổ chức thành 16 khối đi, mỗi khối 200 người, và 7 khối đứng. Tất cả diễn ra trên nền nhạc là các ca khúc cách mạng nhưng phải mang tính chất hành khúc như “Thăng Long hành khúc ca,” “Tiến về Hà Nội,” “Hát mãi khúc quân hành.”

Phần diễu hành gồm 3 khối: Khối Hà Nội, khối đại diện các thành phần tiêu biểu và khối nghệ thuật. Khối Hà Nội sẽ có 3 xe rước: Xe rước Rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội và xe rước Bằng UNESCO công nhận Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới. Cùng với 3 xe rước này sẽ có 1.000 diễn viên biểu diễn hành tiến đi qua khu vực Quảng trường Ba Đình.

Khối của Hà Nội gồm 3 phần âm nhạc. Khối này sẽ đi qua lễ đài trong 6 phút, bắt đầu từ khi xe mô hình thời Lý đi qua có phần âm nhạc theo chủ đề “Rồng Thăng Long” với những sáng tác mới về Hà Nội. Sau đó đến xe mô hình Hoàng Thành có trống hội Thăng Long rất đặc sắc của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Xe mô hình Hà Nội tiếp theo sẽ có chủ đề “Hà Nội 1.000 năm văn hiến.”

- Đâu là cái khó của việc làm âm nhạc cho một đại chương trình như vậy?

Nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn: Cái khó là cần có sự chỉ huy nhịp nhàng vì có phần nhạc sống trực tiếp như dàn trống hội đánh thật, dàn kèn và có cả phần ca nhạc chuẩn bị trước. 

Đặc biệt phần âm nhạc trong phần diễu hành là các ca khúc, nền nhạc phù hợp với các khối đại diện các thành phần tiêu biểu gồm 13 khối: Khối Cựu chiến binh, Khối Nông dân, Khối Công nhân, Khối Trí thức, Khối Thanh niên, Khối Công chức, viên chức nhà nước, Khối Doanh nhân, Khối Phụ nữ, Khối Các dân tộc, Khối Tôn giáo, Khối Kiều bào, Khối Bạn bè Quốc tế, Khối Thông tấn báo chí.

Cuối cùng là khối nghệ thuật sẽ có các chương trình biểu diễn chào mừng Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Theo chỉ đạo mới nhất thì phần diễu hành nghệ thuật từ 30 phút đã được trên yêu cầu thực hiện ngắn gọn, ấn tượng chỉ trong vòng 12 phút. Phụ trách phần nhạc này là nhạc sĩ Đức Trịnh. Phần biểu diễn nghệ thuật có tên” Thăng Long-Hà Nội hội tụ và tỏa sáng.”  Kết thúc chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành 1.000 em thiếu nhi sẽ thả bóng bay và chim bồ câu lên trời.

- Làm sao mọi người có thể cảm nhận được hết không khí và âm nhạc hành tráng như vậy, thưa ông?

Nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn: Ai cũng muốn có mặt để chứng kiến buổi lễ đặc biệt này nhưng tất cả phần hình ảnh động và toàn bộ phần âm nhạc liên tục trước chương trình đều có thể cảm nhận qua xem trực tiếp qua truyền hình, hoặc các màn hình lớn xung quanh các vườn hoa, công viên ở Hà Nội.

Vì đảm bảo trật tự, an toàn cho các khối diễu hành, biểu diễn thành công nên người dân không được vào khu vực diễn ra lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành. Và thực tế với một chương trình lớn như vậy thì xem qua truyền hình là bao quát được nhiều nhất, cảm nhận được nhiều nhất, kể cả tiếp nhận âm nhạc của chương trình cũng rất không khí và vẫn đầy cảm hứng.

- Trong buổi tổng duyệt này, ông có thể nói gì về sự chuẩn bị của chúng ta cho Đại lễ?

Nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn: Đến nay, chúng tôi đều rất phấn khởi và tình hình chung, hàng chục ngàn người vinh dự được tham gia đều rất sẵn sàng để chúng ta có một Đại lễ thành công nhất. Theo Thứ trưởng Lê Tiến Thọ, thường trực Tổng đạo diễn của chương trình khẳng định: “Chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành sẽ được tổ chức trọng thể, sinh động và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống lịch sử văn hóa của 1.000 năm Thăng Long–Hà Nội. Đồng thời chú trọng chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, an ninh trật tự và tiết kiệm.”

-Trân trọng cảm ơn ông!

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm