| Hotline: 0983.970.780

Tết sớm với các chiến sỹ và nhân dân trên các đảo Tây Nam

Thứ Tư 24/01/2024 , 09:14 (GMT+7)

Trung tuần tháng Chạp, Tết đã đến sớm với các chiến sỹ, nhân dân trên các đảo Tây Nam với hình ảnh quân và dân cùng gói bánh chưng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Những chiếc bánh chưng nghĩa tình

Tiếp nối chuyến công tác thăm và chúc tết chiến sỹ và người dân trên các đảo Tây Nam của Tổ quốc, sáng ngày 19/1 đoàn công tác Agribank và các tỉnh, thành phía Nam đến thăm, chúc tết chiến sỹ và người dân trên đảo Nam Du thuộc xã An sơn (huyện Kiên Hải, Kiên Giang).

Ngay sau khi đặt chân lên đảo Nam Du, đoàn công tác đã đến thắp hương tại bia tưởng niệm các nạn nhân bị thiệt mạng trong cơn bão số 5 xảy ra năm 1997. Cách đây 27 năm, cơn bão số 5 kinh hoàng đã gây tử vong 460 người; trong đó 397 người là cư dân của tỉnh Kiên Giang, 63 người ngoài tỉnh và 335 người bị thương. Ngoài ra, cơn bão còn làm đắm 2.383 tàu cá; trong đó có 2.184 chiếc bị chìm và 199 chiếc mất tích.

Đoàn công tác đến thắp hương tại bia tưởng niệm các nạn nhân tử vong trong cơn bão số 5 năm 1997 tại đảo Nam Du. Ảnh: Mai Phương.

Đoàn công tác đến thắp hương tại bia tưởng niệm các nạn nhân tử vong trong cơn bão số 5 năm 1997 tại đảo Nam Du. Ảnh: Mai Phương.

Sau đó, đoàn công tác di chuyển đến Trạm ra đa 600, đơn vị trực thuộc Trung đoàn 551, Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân. Lúc đoàn công tác đến, ai nấy đều xúc động khi thấy cán bộ, chiến sỹ của Trạm ra đa 600 đang tổ chức làm nhiệm vụ và đoàn thanh niên xã An Sơn đang gói bánh chưng chuẩn bị ăn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Tiếng cười tiếng nói rộn rã bên những tấm lá xanh, những hạt nếp trắng sắp sửa hình thành nên những chiếc bánh chưng xinh xắn. Tết đang đến rất gần với tất cả các chiến sỹ và người dân trên đảo Nam Du.

Theo Đại úy Đinh Quốc Chơn, Trạm trưởng Trạm ra đa 600, Trạm nằm trên độ cao 309m, hoàn cảnh hậu phương của gia đình cán bộ, chiến sỹ còn khó khăn. Nhưng nhờ sự quan tâm của Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân, sư đoàn cùng với sự đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương; cộng vào đó là tinh thần đoàn kết, cố gắng của tập thể cán bộ, chiến sỹ trong thực thi nhiệm vụ, nên trong năm 2023, cán bộ, chiến sỹ Trạm ra đa 600 đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Trong năm, cán bộ, chiến sỹ Trạm ra đa 600 đã quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các chỉ thị, Nghị quyết, mệnh lệnh, kế hoạch của các cấp trên về công tác sẵn sàng chiến đấu. Duy trì chế độ trực, tổ chức trực ra đa kết hợp quan sát mắt 24/24, bảo đảm quan sát kịp thời, không để lọt mục tiêu. Tổ chức thực hiện nghiêm, duy trì nghiêm kế hoạch huấn luyện...

Các chiến sỹ tại Trạm ra đa 600, Trung đoàn 551, Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân và thanh niên xã đảo An Sơn gói bánh chưng tết. Ảnh: Mai Phương.

Các chiến sỹ tại Trạm ra đa 600, Trung đoàn 551, Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân và thanh niên xã đảo An Sơn gói bánh chưng tết. Ảnh: Mai Phương.

Cũng theo Đại úy Đinh Quốc Chơn, trong năm 2023, đơn vị bảo đảm tốt các chế độ, tiêu chuẩn cho bộ đội, bảo đảm 100% quân số khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xã An Sơn, ngày 21/12/2023, Trạm ra đa 600 đã kết nghĩa với UBND xã An Sơn, thực hiện tốt mô hình quyên góp, bảo trợ các cháu có hoàn cảnh khó khăn, tham gia giúp đỡ nhân dân địa phương giằng chống nhà cửa trong mùa mưa bão, xây dựng nhà đại đoàn kết, tổng dọn vệ sinh bờ biển hàng tháng.

Với những kế quả đã đạt được, trong năm 2023, đơn vị đã đạt được danh hiệu Đơn vị quyết thắng, 7 cá nhân được khen thưởng, đơn vị được UBND xã An Sơn tặng giấy khen vì có thành tích tốt trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Năm 2023 đơn vị cũng được Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải tặng giấy khen vì đã có những thành tích trong các phong trào thi đua.

Ông Trần Quốc Toản, Bí thư Đảng ủy xã đảo An Sơn, chào mừng đoàn công tác với những lời phát biểu đầy ắp sự gắn kết tình quân dân, chúng tôi rất xúc động đón đoàn công tác đã đến thăm, động viên, chúc tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang trên địa bàn xã. Đây là động lực góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang cũng như nhân dân xã An Sơn tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ hơn nữa trong thời gian tới.

Năm 2023, được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp, cùng sự phối hợp, đoàn kết, đồng lòng của các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, chính quyền và nhân dân xã An Sơn đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, được Huyện ủy Kiên Hải đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây là tiền đề để xã An Sơn tiếp tục phấn đấu trong năm 2024 và phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2024 này.

Bịn rịn với hòn đảo cuối cuộc hành trình

Rời đảo Nam Du, sáng 20/1, đoàn công tác tiếp tục đến đảo Hòn Đốc thuộc xã Tiên Hải (thành phố Hà Tiên, Kiên Giang) thăm Trạm ra đa 625. Đây là điểm cuối của đoàn công tác thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các đảo Tây Nam lần này.

Theo Thượng úy Nguyễn Tuấn Anh, Trạm trưởng Trạm ra đa 625, Trạm có nhiệm vụ quan sát, phát hiện, báo cáo mục tiêu, quản lý và nắm chắc tình hình trên biển, trên không phận thấp, báo cáo kịp thời cho cấp trên. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.

Trong năm 2023, tất cả các cán bộ, chiến sỹ Trạm ra đa 625 an tâm công tác tư tưởng công tác, xác định nhiệm vụ, khắc phục mọi khó khăn, có ý chí quyết tâm cao, gắn bó, tâm huyết xây dựng đơn vị; tinh thần trách nhiệm tốt, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo Agribank tặng quà tết cho chiến sỹ Trạm ra đa 625 và các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo Hòn Đốc. Ảnh: Mai Phương.

Lãnh đạo Agribank tặng quà tết cho chiến sỹ Trạm ra đa 625 và các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo Hòn Đốc. Ảnh: Mai Phương.

Trạm ra đa 625 còn thực hiện nghiêm kế hoạch huấn luyện gắn với nhiệm vụ phiên ca, luyện tập thành thục các phương án chiến đấu. Kết quả huấn luyện trong năm 2023 đảm bảo theo đúng kế hoạch, quân số tham gia cao nhất, qua đó nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện tốt công tác đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thường xuyên quan tâm, chăm lo sức khỏe của bộ đội; tăng gia sản xuất đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đặc biệt, Trạm ra đa 625 thiết lập được mối quan hệ đoàn kết, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân khắng khít với các lực lượng vũ trang và cư dân trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng trên đảo làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy rừng khi có tình huống xảy ra.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phát biểu chúc các chiến sỹ làm nhiệm vụ trên đảo Hòn Đốc và đoàn công tác năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Ảnh: Mai Phương.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phát biểu chúc các chiến sỹ làm nhiệm vụ trên đảo Hòn Đốc và đoàn công tác năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Ảnh: Mai Phương.

“Trong năm 2023, Trạm ra đa 625 đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến, 5 cá nhận được khen thưởng các hình thức, trong đó có 1 cá nhân được UBND xã Tiên Hải tặng giấy khen vì đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua tổ chức công tác các hoạt động “Tết Quân - Dân”, Thượng úy Nguyễn Tuấn Anh, Trạm trưởng Trạm ra đa 625 chia sẻ thêm.

Cuối cuộc hành trình, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân, trưởng đoàn công tác, ghi nhận những tình cảm mà cán bộ, chiến sỹ thuộc Vùng 5 Hải quân dành cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trên các đảo Tây Nam của Tổ quốc rất chân tình, ấm áp.

“Trong thời gian tới đây, tôi mong muốn các chiến sỹ Hải quân và chính quyền các địa phương, các lực lượng vũ trang và nhân dân trên các đảo luôn đoàn kết để hỗ trợ nhau trong công tác giữ gìn biển đảo. Tôi mong các chiến sỹ và nhân dân trên các đảo có cái Tết ấm áp, đạt được nhiều thành tích trong năm mới; chúc đoàn công tác năm mới nhiều sức khỏe, may mắn”, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan bày tỏ.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm