| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 22/12/2020 , 08:26 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 08:26 - 22/12/2020

Thách thức cho Tây Nam bộ

Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2020 rất cần thiết và kịp thời, như một lời nhắc nhở nghiêm khắc.

Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trường Chính sách công và quản lý Fulbringt vừa công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2020.

Đây là bản báo cáo kinh tế thường niên đầu tiên cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cũng là bản báo cáo kinh tế vùng toàn diện đầu tiên trong cả nước. Vì vậy, từ cơ sở này có thể nhìn ra nhiều thách thức phát triển cho miền Tây Nam bộ.

Theo các chuyên gia kinh tế và các nhà xã hội học, thì Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2020 rất cần thiết và kịp thời, như một lời nhắc nhở nghiêm khắc.

Bởi lẽ, từ khu vực giàu tiềm năng ấy, những người trẻ tuổi đã bỏ đi quá nhiều trong khi một số địa phương vẫn đang có kế hoạch tăng trưởng rất cao. 

Dòng chảy di dân liên tục vài năm qua cho thấy miền Tây Nam bộ đang chậm phát triển so với tốc độ tăng trưởng chung của Việt Nam và đang dần mất giá trị vùng đất hứa.

Những người biên soạn Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2020 không ngần ngại chỉ ra những bất cập đang tồn tại như hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông, cảng biển, dịch vụ logistics... ở miền Tây Nam bộ yếu kém khiến chi phí sản xuất ở đây gia tăng.

Hiện nay miền Tây Nam bộ ít thu hút đầu tư nước ngoài, chỉ chiếm 5-6% cả nước. Đồng thời doanh nghiệp ở nơi khác cũng ít đầu tư vào miền Tây Nam bộ. Trong khi đó các doanh nghiệp trong khu vực, chủ yếu thuộc ngành gạo và thủy sản, vốn đã ít lại phát triển tới ngưỡng nên hạn chế mở rộng, khiến công ăn việc làm cho người dân địa phương không được đáp ứng.

Miền Tây Nam bộ từng được chia thành những “miệt” đặc thù như miệt vườn, miệt đồng, miệt bưng, miệt biển… nhưng giờ đây những yếu kém về hạ tầng giao thông, kinh tế, giáo dục, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không riêng địa phương nào.

Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long 2020 cho rằng vùng đất của 9 nhánh sông trù phú đang trải qua một loạt những thách thức lớn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, đồng thời đang đứng trước ngưỡng tới hạn của mô hình phát triển cũ.

Nếu mô hình này, bao gồm cả chính sách của nhà nước và tập quán của người dân và doanh nghiệp, không thay đổi, thì tụt hậu là điều không thể tránh khỏi và sự tan rã của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là vấn đề thời gian.

Ngược lại, nếu đủ dũng khí và trí tuệ để chuyển sang mô hình phát triển mới, những thách thức hiện nay sẽ trở thành cơ hội to lớn để Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, từ đó mở ra một tương lai xán lạn cho hơn 17 triệu đồng bào cũng như những thế hệ con cháu chúng ta sau này.

Cụ thể hơn, các tỉnh miền Tây Nam bộ cần có một cơ chế điều phối vùng đem lại hiệu quả cao, đó là một cấp chính quyền vùng (dưới cấp quốc gia nhưng trên cấp tỉnh) có quyền lực tài khóa, quy hoạch và nhân sự để theo đuổi lợi ích chung cho toàn vùng chứ không phải riêng lẻ từng địa phương.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm