Theo Bangkokpost, thông thường nông dân thường sản xuất chính vụ vào tháng Năm, khi bước vào mùa mưa và thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10. Tuy nhiên, năm nay lượng mưa ít bất thường buộc nhiều địa phương trồng lúa phía bắc và đông bắc nước này đã phải ban bố tình trạng hạn hán ngay trong mùa mưa.
Thái Lan đang triển khai kế hoạch làm mưa nhân tạo để giải hạn |
Hiện chính phủ đang cân nhắc các giải pháp như làm mưa nhân tạo (cloud seeding), loại hình công nghệ thay đổi thời tiết tại những khu vực nhất định nhằm tăng lượng mưa, giảm thiểu thiệt hại trong khi ráng chờ mưa.
"Chúng tôi đã yêu cầu nông dân không xuống giống trong thời điểm này vì không đủ nước tưới. Nếu cứ để nông dân sản xuất lúa sẽ càng khiến cho các hồ chứa thêm cạn kiết. Vì vậy nguồn nước lúc này phải giành ưu tiên cho con người”, một quan chức ngành thủy lợi ở Sanya Sangpumpong nói với Reuters.
Theo ngành nông nghiệp, ảnh hưởng do hạn hán gây ra sẽ tác động lớn đến vùng sản xuất lúa thơm ở phía đông bắc sẽ không thể đảm bảo theo đúng lịch thời vụ như trước đây là thu hoạch vào cuối năm.
Dòng Mekong đoạn chảy qua biên giới Thái Lan và Lào nhiều đoạn trơ đáy |
Nguyên nhân là do lượng mưa ở vựa lúa chính này đạt mức thấp nhất trong 10 năm qua, khi chưa đạt mức trung bình 12%. Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng thủy văn dự báo, lượng mưa trong tháng 8 cho đến tháng 11 tới sẽ thấp hơn trung bình 5% đến 10%.
Một nông dân trồng lúa ở tỉnh Khon Kaen cho biết, đây là mùa vụ hạn hán tồi tệ nhất mà anh từng thấy trong nhiều năm. "Nếu trời vẫn không mưa thì tôi sẽ bỏ ruộng", anh Pradit Sirithammajak cho hay.
Mực nước sông Mekong đoạn chảy qua phía bắc và đông bắc Thái Lan đã giảm xuống mức thấp kể từ năm 1992. Nguyên nhân chính theo nghiên cứu của Mekong Freedom Network, 8 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong mà Trung Quốc gọi là Lan Thương ở thượng nguồn đã giữ lại hơn 40 tỉ m3 nước cho các mục đích của Trung Quốc khiến dòng chảy trở nên bất thường trong những ngày qua. |