| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Ai tiếp tay cho hoạt động san lấp mặt bằng trái phép?

Thứ Tư 26/06/2019 , 15:13 (GMT+7)

Trong thời gian qua, ở huyện Đại Từ có nhiều dự án liên quan đến san lấp mặt bằng. Dù cả huyện hiện không có mỏ đất nào được cấp phép, nhưng các dự án vẫn được thực hiện hoàn thành. Vậy hàng trăm ngàn m3 đất ở đâu đổ vào những dự án trên?

Để giải đáp những thắc mắc trên, phóng viên (PV) Báo NNVN đã làm việc với cơ quan quản lý Nhà nước của địa phương, là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Một cán bộ lãnh đạo phòng khẳng định, đúng là hiện nay địa phương không có mỏ đất nào được cấp phép. Nhưng khi được hỏi về việc vì sao các dự án san lấp mặt bằng vẫn hoàn thành, thì vị này cho rằng, cơ bản các doanh nghiệp thực hiện là san lấp tại chỗ.

Trao đổi với PV Báo NNVN, lãnh đạo phòng TN&MT Đại Từ nói do san lấp tại chỗ.

Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với những thông tin của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ. Ví dụ như tại dự án nhà máy sản xuất đang được xây dựng tại xóm Phân Khúc, xã Bình Thuận. Cả một cánh đồng rộng nhiều hecta được dành cho việc xây dựng nhà máy, hoàn toàn không có quả đổi nào để tự san tại chỗ. Mà thực tế là hàng trăm ngàn m3 đất đá đều được chở từ nơi khác về đổ vào.

Nhà máy đang thi công tại xóm Phân Khúc, xã Bình Thuận trên cánh đồng, phải chở đất từ nơi khác về.

Một công trình khác là dự án sân vận động Khôi Kỳ, được thực hiện từ việc thu hồi toàn bộ là đất ruộng của nhân dân. Nên 100% đất để dành cho việc làm mặt bằng phải vận chuyển từ nơi khác về. Hiện nay dự án đã hoàn thành, nhưng câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp thi công lấy đất ở đâu đổ vào đấy?

Sân vận động Khôi Kỳ sử dụng 100% đất từ nơi khác chuyển về để làm mặt bằng.

Qua tìm hiểu thông tin từ những người dân khu vực làm dự án, không khó để PV tiếp cận được những mỏ đất trái phép cung cấp đất cho những dự án trên. Nhiều điểm khai thác đất có diện tích rộng lên tới hàng hecta đồi. Hầu hết các doanh nghiệp tự thoả thuận với người dân có đất, hoặc thuê san lấp qua một đơn vị trung gian.

Nghi vấn về việc làm ngơ của chính quyền các xã và cơ quan chức năng địa phương, PV đã liên hệ để làm việc với lãnh đạo UBND huyện Đại Từ. Tuy nhiên sau rất nhiều lần đặt lịch trực tiếp qua Văn phòng UBND huyện, hoặc liên hệ qua điện thoại với Chánh và Phó Chánh Văn phòng về vấn đề quản lý sử dụng đất trên địa bàn nhưng đều không nhận được câu trả lời thoả đáng.

Một mỏ đất khai thác trái phép.

Phải chăng cơ quan chức năng của huyện Đại Từ đang vì lý do nào đó cố tình né tránh vì việc để xảy ra sai phạm nói trên. Đồng thời một câu hỏi được đặt ra là, cán bộ ngành chức năng ở đâu khi tình trạng khai thác, san ủi đất trái phép diễn ra ngang nhiên như vậy?

Huyện Đại Từ đang để xảy ra thất thoát rất lớn về nguồn tài nguyên quốc gia, thất thoát nguồn ngân sách nhà nước do vấn đề khai thác đất trái phép. Đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ cần làm rõ trách nhiệm của những người để xảy ra tình trạng trên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất