| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Đầu tư hơn 700 tỷ đồng thực hiện OCOP

Thứ Tư 21/08/2019 , 13:37 (GMT+7)

Để thực hiện đề án nói trên, Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thái Nguyên đang tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP thuộc chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019 - 2025.

11-28-02_2
Sản phẩm trưng bày chờ thẩm định, đánh giá xếp hạng OCOP.

Hội đồng đánh giá thực hiện đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP theo đề nghị của UBND các huyện, thành phố, thị xã. Các sản phẩm đạt chuẩn sẽ trình UBND tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP theo quy định. Bên cạnh đó, Hội đồng đánh giá cũng lựa chọn các sản phẩm tham dự đánh giá, xếp hạng cáp Trung ương.

Ông Trần Nho Hưởng, Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên cho biết, Hội đồng đánh giá, xếp hạng OCOP tỉnh sẽ đánh giá và xếp hạng các sản phẩm đạt chuẩn từ 3- 4 sao và lựa chọn ra sản phẩm có thể đạt từ 5 sao trở lên để cấp Trung ương đánh giá, xếp hạng… Đây cũng là lần đầu tiên Thái Nguyên thực hiện đánh giá, xếp hạng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, do vậy công tác thực hiện phải rất chặt chẽ, các sản phẩm sau khi được đánh giá, xếp hạng khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng tin tin tưởng.

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 có ít nhất 50 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương thành sản phẩm OCOP.

Theo đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tổ chức phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, đánh giá, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống trung tâm bán hàng và giới thiệu sản phẩm OCOP, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, khu dân cư, siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính cấp tỉnh và huyện.

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Đề án OCOP của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025 là hơn 700 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh hơn 70 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã hơn 60 tỷ đồng, vốn lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình trên 240 tỷ đồng và vốn xã hội hóa hơn 360 tỷ đồng...

Qua kết quả điều tra, rà soát của các địa phương trong tỉnh, Thái Nguyên hiện có gần 200 sản phẩm thuộc nhóm nông sản tươi sống và nông sản chế biến, thực phẩm, đồ uống, thảo dược... có thể phát triển thành sản phẩm OCOP.

Hiện tại một số hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã đăng ký các sản phẩm nông nghiệp có khả năng trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh như: Chè Tân Cương(thành phố Thái Nguyên), miến dong của HTX miến Việt Cường (huyện Đồng Hỷ), rau an toàn của HTX rau an toàn Hùng Sơn và HTX rau an toàn xã Bình Thuận (huyện Đại Từ), tương nếp Úc Kỳ của Cơ sở sản xuất tương nếp Úc Kỳ (huyện Phú Bình), gạo Bao Thai Định Hóa của các HTX trồng lúa thuộc huyện Định Hóa...

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất