| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Khai phá tiềm năng, lợi thế từ nông nghiệp hàng hóa

Thứ Tư 19/07/2023 , 12:50 (GMT+7)

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải, cần thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải phát biểu chỉ đạo Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải phát biểu chỉ đạo Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phát biểu chỉ đạo Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, ngày 19/7, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, năm 2023 là năm trung tâm của nhiệm kỳ, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

“Theo chương trình, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, cho ý kiến các báo cáo và xem xét thông qua 28 nghị quyết, đây là những nội dung rất quan trọng, nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đã đề ra”, Bí thư Nguyễn Thanh Hải nhận định.

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên đề nghị các đại biểu thảo luận, tham gia ý kiến để triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023. Trong đó tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, tiếp tục thực hiện phân công, phân cấp, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để các cơ quan, đơn vị và cơ sở tổ chức thực hiện.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong quá trình thực hiện. Chủ động dự báo, ứng phó với những khó khăn, giải quyết có hiệu quả vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng.

Năm 2023, Thái Nguyên đặt chỉ tiêu tổng thu ngân sách nhà nước đạt 20.000 tỷ đồng.

Năm 2023, Thái Nguyên đặt chỉ tiêu tổng thu ngân sách nhà nước đạt 20.000 tỷ đồng.

“Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc, chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chậm giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023”, Bí thư Nguyễn Thanh Hải lưu ý.

Cùng với đó, lãnh đạo Tỉnh ủy Thái Nguyên cho rằng, cần tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

“Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”, Bí thư Tỉnh ủy phân tích.

Thái Nguyên sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Thái Nguyên sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Đặc biệt, Bí thư Nguyễn Thanh Hải cho rằng, cần khẩn trương cụ thể hóa và triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sớm đưa các khu, cụm công nghiệp đi vào sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, huy động nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế, thực hiện hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư trong 6 tháng cuối năm 2023, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh như Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc; Dự án đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên; Dự án xây dựng Sân vận động tỉnh Thái Nguyên và một số dự án quan trọng khác.

Cùng với đó, cần thực hiện hiệu quả các giải pháp thu ngân sách, đảm bảo thu vượt chỉ tiêu dự toán giao. Triển khai hiệu quả các biện pháp tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Huy động, phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho thực hiện các khâu đột phá.

Sản xuất chè tại HTX Tân Cương Hảo Đạt, TP Thái Nguyên.

Sản xuất chè tại HTX Tân Cương Hảo Đạt, TP Thái Nguyên.

“Cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, thu hút hiệu quả nguồn lực đầu tư ngoài xã hội phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp chuyển đổi số trên các lĩnh vực”, Bí thư Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải, các đại biểu cần thảo luận, thống nhất nhiệm vụ, giải pháp từ đó phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của năm 2023.

Đặc biệt là chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) phấn đấu đạt từ 8,5% trở lên. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 20.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 115 triệu đồng/người/năm.

Triển khai đúng tiến độ các công trình, dự án trọng điểm và 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết “điểm nghẽn” trong áp dụng cơ chế, chính sách, quy định pháp luật trong thực tiễn triển khai các nhiệm vụ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.