| Hotline: 0983.970.780

Thăm nông trại hoa lớn nhất Đà Lạt ngày giáp Tết

Thứ Sáu 14/01/2022 , 09:56 (GMT+7)

Phóng viên NNVN có dịp thăm quan và tìm hiểu về quy trình sản xuất hoa của Dalat Hasfarm - nông trại hoa lớn nhất Đà Lạt vào những ngày cận Tết Nguyên đán 2022.

Sau thời gian dài TP.HCM giãn cách xã hội, chúng tôi có dịp ghé thăm các nông trại trồng hoa tại Đạ Ròn, Đa Quý, và Lâm Hà của Dalat Hasfarm (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

Tại đây, chúng tôi bị choáng ngợp không chỉ bởi sắc màu rực rỡ của đủ các loại hoa khoe sắc đón chào một mùa Xuân mới, mà còn bị choáng ngợp bởi quy mô cũng như sự vận hành chuyên nghiệp, bài bản của từng công nhân.

Mọi ngườđược dịp tìm hiểu về các quy trình sản xuất hoa tại công ty gồm thử nghiệm, lai tạo giống mới; trồng cây giống; ươm ngọn và trồng cây con; chăm sóc hoa theo định hướng bền vững; quản lý chất lượng sản phẩm trong và sau thu hoạch; bảo quản và phân phối.

Ông Aad Gordijn, Tổng Giám Đốc Dalat Hasfarm cho biết, hiện tại Dalat Hasfarm đang sản xuất và kinh doanh với hơn 750 giống hoa cắt cành và hoa chậu. Mỗi năm, công ty thực hiện nghiên cứu thử nghiệm và trồng thử nghiệm nhiều giống hoa, đến từ các nhà thử nghiệm giống trên toàn thế giới. Một trong những định hướng và tiêu chí của Dalat Hasfarm là sự cải tiến và phát triển không ngừng.

Chị Đoan Trang, trưởng bộ phận sản xuất nhóm hoa hồng cho biết, điểm đặc biệt tại các nhà kính nông trại hoa ở đây đều được điều khiển hoàn toàn tự động bằng hệ thống Hortimax được nhập khẩu từ Hà Lan. Hệ thống này được thiết lập dựa trên những cảm biến được lắp đặt sẵn để đo các chỉ số như tốc độ gió, cường độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…

Các chỉ số sau khi đo sẽ được tổng hợp đưa về máy tính chủ, từ đó sẽ có những tín hiệu phản hồi để điều khiển phù hợp, nhằm tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho hoa. Việc trồng hoa trong nhà kính công nghệ cao tạo vùng tiểu khí hậu lý tưởng, không bị phụ thuộc thời tiết nên cho hoa năng suất cao, ổn định và chất lượng đồng đều.

“Để hoa hồng ra thị trường đạt chất lượng tốt nhất, tất cả các khâu đều quan trọng từ khâu sản xuất, đóng gói và sau thu hoạch. Người công nhân khi thu hoạch, sẽ lựa chọn ra những bông hoa hồng đạt độ nở đúng chuẩn và tương đương nhau, sau đó sẽ chuyển về khâu sau thu hoạch lựa chọn lại một lần nữa trước khi đến tay người tiêu dùng”, chị Đoan Trang cho hay.

Ngoài ra, tại các nông trại đều sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động; hệ thống sưởi ấm, hút ẩm (mỗi đêm sẽ hút từ 20-25 lít nước với mục đích giảm độ ẩm bên trong nhà kính - PV); hệ thống đèn LED hỗ trợ quang hợp, mỗi bóng đèn tiêu tốn khoảng 1.000W, nhưng ngược lại nó cung cấp một năng lượng bổ sung cho cây để phát triển trong quá trình tạo trồi và tạo hoa. Hệ thống băng chuyền thu hoạch hoa và đóng gói hoa trực tiếp tại trang trại nhằm đạt năng suất tối đa, tiết kiệm tài nguyên, nguồn nhân lực.

Phân và nước đều được tưới qua hệ thống cabinet, được kết nối với trạm bơm trung tâm. Về nguồn nước, các nông trại tại đây sử dụng hệ thống xử lý và tái sử dụng nước thải tiên tiến nhằm chủ động được nguồn nước trồng hoa cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Hệ thống máy giúp vận chuyển hoa bằng băng chuyền, cùng với hệ thống cảm biến đo kích thước cành đúng tiêu chuẩn, sau đó qua hệ thống máy cắt, cắt xong sẽ chuyền qua hệ thống cột dây và được công nhân bó lại cho vào túi nilong.

Chị Nguyễn Thị Liên, trưởng phòng Bio Pro cho hay, từ năm 2014, công ty đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển các loài côn trùng và nấm có ích để ứng dụng vào trong sản xuất. Thông qua sử dụng Bio-Pro để trồng và kiểm soát sâu bệnh, giúp giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trên các loại hoa khác nhau. Từ đó, mang đến những sản phẩm hoa sạch, an toàn, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Hoa hồng được thu hoạch với độ nở đồng đều, được công nhân phân loại thành từng bó 80 bông để vận chuyển về khu vực đóng gói.

Theo Tổng Giám đốc Aad Gordijn, Dalat Hasfarm là công ty sản xuất, nên công nhân viên là nguồn lực quan trọng nhất. Do đó, trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên công ty vẫn đầu tư, tạo điều kiện cho công nhân viên, không cắt giảm, thay đổi nhân sự, không cắt giảm lương, cũng như tạo sự gắn kết với công nhân viên.

Trong dịp Tết Nguyên đán 2022, công ty cũng đã chuẩn bị 10 triệu cành hoa các loại và 1,6 triệu chậu hoa được trồng tại các nông trại ở tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó, Dalat Hasfarm còn nhập khẩu số lượng lớn hoa như đào đông, mai Mỹ… từ Hà Lan, Malaysia, Ecuador, South Africa, The Netherland, New Zealand, Japan… để cung cấp cho các thị trường lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt.

“Giá bán trung bình các mặt hàng hoa của công ty trong 3 tuần trước Tết sẽ tăng khoảng 10% - 15% so với ngày thường”, bà Bùi Nguyễn Diệu Tường, quản lý kinh doanh Dalat Hasfarm cho hay.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền1

Phóng sự 16:37

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Phóng sự 10:18

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Phóng sự 06:28

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Phóng sự 09:11

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.

Kỳ bí rừng Nam Xuân Lạc: [Bài 2] Chuyến đi xuyên 18km đường rừng

Kỳ bí rừng Nam Xuân Lạc: [Bài 2] Chuyến đi xuyên 18km đường rừng

Phóng sự 06:00

Bắc Kạn Nam Xuân Lạc trù phú với những cây gỗ quý mấy người ôm không xuể, hệ động thực vật phong phú như vừa thúc giục vừa níu giữ bước chân lữ khách phương xa.

Gác lửa rừng 'nóng'

Gác lửa rừng 'nóng'

Phóng sự 08:00

Đồng Nai Mặc nắng nóng tới 40 độ C, những người ‘gác lửa’ rừng phòng hộ vẫn cần mẫn trực canh và tuần tra 24/24 giờ để bảo vệ bình yên cho rừng.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm