| Hotline: 0983.970.780

Tham vọng hồi sinh danh hiệu ‘ngọc trai phương Đông’ của Hồng Kông

Thứ Sáu 07/06/2019 , 10:07 (GMT+7)

Trên một bè nổi ở ven biển vùng nông thôn miền đông Hồng Kông, nhà khoa học Yan Wa-tat đang kiên nhẫn loại bỏ khoảng 2.000 con hàu. Đây là phần việc mệt nhọc nhưng quan trọng trong nỗ lực khôi phục ngành nuôi trai lấy ngọc ở Hồng Kông của ông.

“Loài này từng xuất hiện rất nhiều ở Hồng Kông”, Yan Wa-tat, nhà khoa học, cựu nhân viên ngân hàng đầu tư 58 tuổi, nói. “Chúng tôi từng có lịch sử nuôi cấy ngọc trai hơn 1.000 năm… nhưng do tình trạng đánh bắt cá quá mức ở Hong Kong, loài này chỉ còn rất ít”.

Yan đang nuôi trai Akoya, giống trai nổi tiếng trong ngành trang sức, với hy vọng nghiên cứu sẽ giúp những ngư dân nhận thấy có thể kiếm thu nhập bằng hình thức này.

Đây là nỗ lực cần sự kiên nhẫn. Quá trình hình thành ngọc trai mất khoảng một năm và cứ vài tuần, Yan phải loại bỏ những con hàu đang cạnh tranh thức ăn với giống trai quý giá của ông.

Hồng Kông, từng được mệnh danh là “ngọc trai phương Đông”, hiện vẫn là bên xuất nhập khẩu ngọc trai lớn nhất thế giới, với giá trị xuất khẩu năm 2016 vượt 1,8 tỷ USD, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc.

Viên ngọc trai lớn nhất, tên gọi “Sư tử ngủ say” vì có hình dáng khác thường, được cho là khai thác từ vùng biển phía nam Trung Quốc vào những năm 1700 trước khi các thương nhân Hà Lan đưa nó đi nơi khác.

Yan Wa-tat (giữa) giúp loại bỏ hàu khỏi trai Akoya trên bè nuôi ở vùng Sai Kung, Hong Kong. Ngành công nghiệp ngọc trai Hong Kong từng không thể cạnh tranh với các đối thủ từ Nhật Bản. Trang trại ngọc trai cuối cùng của Hong Kong đóng cửa năm 1981.
Yan cùng một nhóm ngư dân đang nỗ lực thay đổi tình hình bằng cách kết hợp kinh nghiệm truyền thống cùng công nghệ hiện đại. Yan làm việc trong ngành ngân hàng đến khi ngoài 50 tuổi và quyết định làm gì đó “thú vị hơn, hữu ích hơn cho xã hội”.
Ông nghiên cứu cách đưa chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) vào trong nhân cấy – sau này sẽ trở thành ngọc. Công nghệ này giúp người nuôi xác định trong trai có ngọc hay không bằng cách quét RFID vào mùa thu hoạch.
Khách hàng cũng biết chính xác nguồn gốc ngọc trai, giảm nguy cơ mua phải hàng giả hoặc chất lượng kém.
“Tôi nghĩ ngành nuôi cấy ngọc trai có tương lai ở Hong Kong”, Leung Kam-ming, một chủ bè cá có nuôi trai Akoya ở Sai Kung, nói. “Tôi bắt đầu nuôi trai để kiếm thêm thu nhập”. Leung nuôi khoảng 30.000 con trai, bán mỗi viên ngọc với giá 100 HKD (12,7 USD).
Với ngọc không đủ tiêu chuẩn làm trang sức, Leung có thể bán cùng vỏ trai để làm bột ngọc trai, sử dụng làm thuốc, mỹ phẩm.
Công nhân đang lấy ngọc khỏi một con trai Akoya.
Lồng nuôi trai Akoya trên một nhà bè.

(Theo AFP)

Xem thêm
Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực?

30 năm thành lập Viện Cây ăn quả miền Nam. Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực? Mô hình tôm - rừng Ngọc Hiển đạt chuẩn ASC nhóm. Xe chở rác lao xuống sông, 2 người mất tích.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Gần 1.300 công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị hư hỏng, xuống cấp

Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Việc đại tu, sửa chữa còn hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng nặng.