| Hotline: 0983.970.780

Thận nhân tạo cứu tinh cho nhóm người mắc bệnh mạn tính

Thứ Năm 14/06/2018 , 07:01 (GMT+7)

Ngay trong năm nay, các nhà khoa học sẽ đưa vào thử nghiệm thận nhân tạo để  dùng cho nhóm người mắc bệnh thận mãn tính phải lọc máu cấy ghép thận nhân tạo, trang tin Dailymail của Anh ngày 12/6 cập nhật.

Thận nhân tạo cứu tinh cho hàng triệu người phải lọc máu và chờ ghép thận trên thế giới hiện nay

Theo Dailymail, thiết bị kích thước tương đương cốc cà phê, có chức năng như thận của người được cấy vào cho bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính. Việc cấy ghép này dự kiến ​​sẽ bắt đầu thử nghiệm vào cuối năm nay. Nếu thành công, sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai gần, giúp người mắc bệnh khỏi phải lọc máu hoặc ghép thận.

Theo thống kê, tại Anh hiện có 30.000 người phải chạy thận, và 5.000 người trong danh sách chờ thận hiến tặng. Trung bình, cứ 8 người Anh thì có 1 phát triển bệnh thận mãn tính trong suốt cuộc đời, nhất là ở nhóm người cao niên, và nhóm mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.

Thận khỏe mạnh có thể loại bỏ độc tố khỏi máu, kiểm soát sự cân bằng chất lỏng của cơ thể và tạo ra các hormon để kiểm soát huyết áp, sản xuất tế bào hồng cầu và giữ cho xương chắc khỏe. Suy thận là khi chức năng thận giảm dưới 15% công suất bình thường, gây tích tụ độc tố trong máu, nước tập trung trong phổi và nhiều hệ lụy nan y khác.

Cách điều trị hiệu quả nhất là ghép thận nhưng nguồn cung thiếu nghiêm trọng buộc người ta phải lọc máu (chạy thận) để làm sạch máu, chất thải và chất lỏng dư. Chạy thận rất bất tiện, phiền hà, tốn kém, thường thì 3 lần một tuần, mỗi lần dài 3-4 tiếng. Ngoài ra, lọc máu còn liên quan đến mệt mỏi và trầm cảm, có thể loại bỏ quá nhiều chất dinh dưỡng của máu nên gây bất lợi cho sức khỏe.

Để khắc phục, các chuyên gia ở Đại học California (UoC) Mỹ đã nghiên cứu thành công loại thận nhân tạo, đây là thành quả nghiên cứu suốt 20 năm qua của UoC. Thận nhân tạo gồm hai thành phần chính là các bộ lọc để phân ly các chất khác nhau trong máu, và một 'lò phản ứng sinh học' chuyển các chất này vào máu, hoặc đến bàng quang để đào thải ra ngoài cơ thể. Chúng được bọc trong một hộp cứng, bên ngoài phủ một lớp màng mỏng làm từ vật liệu an toàn khi cấy vào cơ thể. Nó được phối lắp vào các ống dẫn đi đến tĩnh mạch kề cạnh và đi bàng quang.

Trước tiên, thận nhân tạo đưa máu qua bộ lọc silicon có cấu trúc đa màng lọc để loại bỏ chất thải và sau đó đi qua 'lò phản ứng sinh học' được tạo ra từ các tế bào thận sống trong phòng thí nghiệm, tái hấp thụ các hợp chất quan trọng, đường và nước đi vào máu, theo cách tương tự như thận của con người. Sau đó máu được đưa trở lại hệ tuần hoàn qua một tĩnh mạch cấy ghép, còn chất thải được đưa vào bàng quang qua một ống dẫn.

Giáo sư Shuvo Roy, chuyên gia sinh học, chủ nhiệm dự án cho hay, một khi thử nghiệm thành công, thận nhân tạo sẽ được cấy ghép vào cơ thể người bệnh theo cách tương tự như phẫu thuật ghép thận, thông qua gây mê toàn thân.  Các thử nghiệm sẽ kiểm tra độ an toàn của thiết bị đối với con người và tính hiệu quả của nó. Trong vòng hai năm, các thử nghiệm sẽ hoàn tất. Nếu thành công, thiết bị được phê duyệt và cấy ghép cho các bệnh nhân ở Anh trong vòng một vài năm tới. Toàn bộ dự án thận nhân tạo sẽ được trình bày tại Hội nghị lọc máu thường niên của Anh, tổ chức tại Manchester vào tháng 9 tới.

(Theo DM- 6/2018)

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.

9 tác dụng bất ngờ của trà gừng đối với sức khỏe

Trà gừng là thức uống quen thuộc trong đời sống, đặc biệt được nữ giới ưa chuộng. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.